Kiến thức và kỹ năng làm bài thi giữa học kì I môn Tiếng Anh lớp 8

0
7846
kien-thuc-va-ky-nang-lam-bai-thi-giua-hoc-ki-i-mon-tieng-anh-lop-8

Bài thi giữa học kì I môn Tiếng Anh là bài kiểm tra sẽ đánh giá được kiến thức ngữ pháp, từ vựng cũng như các kỹ năng làm bài của các bạn học sinh lớp 8. Trong bài viết dưới đây, cô Lê Thu Hà (giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn tổng quan về kiến thức cũng như cách làm của một số dạng bài thường gặp.

Những kiến thức trọng tâm cho bài thi giữa học kì I môn Tiếng Anh lớp 8

Các bạn học sinh lớp 8 cần lưu ý những kiến thức từ Unit 1 đến Unit 3, và để tiện cho việc ôn tập, cô Hà đã chia phần kiến thức trọng tâm thành 3 phần lớn gồm: Vocabulary, Grammar và Language and skills.

Vocabulary (Từ vựng)

Nội dung từ vựng sẽ bám sát vào 3 chủ đề đầu tiên của chương trình Tiếng Anh lớp 8 là Leisure activities, Life in the countryside và Peoples of Vietnam.

  • Unit 1: Leisure activities bao gồm những từ vựng liên quan đến sở thích và các hoạt động thường làm trong thời gian rảnh rỗi.
  • Unit 2: Life in the countryside bao gồm các từ vựng liên quan đến cuộc sống ở nông thôn và tập trung vào công việc của những người nông dân.
  • Unit 3: Peoples of Vietnam là một chủ đề hay nhưng cũng là chủ đề khó. Từ vựng mà các bạn học sinh cần phải nhớ trong chủ đề này là tên những tộc người ở Việt Nam và các nhóm từ liên quan đến văn hóa, ẩm thực,… của các dân tộc.

Cô Hà cũng chia sẻ thêm, việc nắm vững các từ vựng theo từng chủ đề sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt các bài viết lại câu, bài tập điền từ và các dạng bài tập về bài đọc.

Cô Lê Thu Hà hướng dẫn ôn tập thi giữa học kì I môn Tiếng Anh lớp 8

Grammar (Ngữ pháp)

Verb of liking + Gerund/to Verb

Verb of liking là phần kiến thức các bạn đã được làm quen từ lớp 7, trong đó có nhóm gồm: like, love, hate, enjoy và theo sau 4 động từ này là một gerund hoặc một V-ing.

Ví dụ: I love flying kite in the countryside –> Tôi thích thả diều ở quê. 

Trong chương trình lớp 8, phần verb of liking sẽ được mở rộng thêm nhiều động từ khác như: adore, fancy, don’t mind, dislike, don’t like, detest. Các động từ này thường được theo sau bởi to Verb (verb infinitive).

Ví dụ: I don’t mind to be out there in the winter –> Tôi không quan tâm việc phải ở ngoài đó vào mùa đông.

Comparative form of Adj/Adv

Comparative form of Adj là phần kiến thức mà học sinh được học từ lớp 5 với dạng thức cơ bản nhất nên không quá khó để ôn tập lại.

Theo cô Hà, Adjective (tính từ) có 2 loại mà các bạn cần nhớ là short adjective (tính từ ngắn) và long adjective (tính từ dài). Việc phân biệt hai loại tính từ này cũng không quá khó, một short adj khi phát âm chỉ có một âm tiết và long adj khi phát âm sẽ có từ hai âm tiết trở lên. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác thì học sinh có thể xem lại Unit 2 để nắm được trường hợp nào cần được lưu ý.

Bên cạnh đó, cấu trúc câu so sánh với tính từ là phần học sinh cần ghi nhớ:

  • Short adj: S1 + V + Adj-er + than S2

Ví dụ: This pen is longer than that pen —> Cái bút này dài hơn cái bút kia.

  • Long adj: S1 + V + more + Adj + than S2

Ví dụ: This pen is more expensive than the other pen –> Cái bút này đắt tiền hơn cái bút khác.

Phần Comparative of Adv với cấu trúc không có nhiều khác biệt so với phần Comparative form of Adj, điểm khác duy nhất là cách hình thành của Adv dựa trên cấu trúc Adv = Adj + ly.

Cấu trúc cụ thể của từng loại Adv như sau:

  • Short adv: S1 + V + Adv-er + than S2

Ví dụ: Nam work harder than his brother –> Nam làm việc chăm chỉ hơn anh của cậu ấy.

  • Long adv: S1 + V + more/less + Adv + than S2

Ví dụ: He hit the ball more powerfully than his competitor –> Anh ấy đá bóng mạnh hơn đối thủ của mình.

banner-on-thi-giua-ki-inpost

Question word: Who/Which

Chương trình ôn thi giữa kì I lớp 8 tập trung đặc biệt vào 2 từ để hỏi là Who và Which. Từ để hỏi Who chỉ dùng cho những câu hỏi về người, ngoài ra các bạn không được dùng nó cho bất kì một vật nào khác.

Thế nhưng Which có thể dùng được cho cả người và vật. Tuy nhiên,Which chỉ được sử dụng với người trong trường hợp cụ thể và được chỉ định trước. Với trường hợp hỏi về người, cấu trúc thường được sử dụng là:

Which one among you/of you…?

Article: A/An/The

Kiến thức liên quan đến article (mạo từ) không quá khó và cô Hà chỉ ra những lưu ý quan trọng mà các bạn học sinh cần lưu ý như sau:

  • Mạo từ “a” kết hợp với những từ bắt đầu bằng phụ âm để chỉ một vật thể nào đó đếm được (danh từ đếm được) và số lượng chỉ có một.

Ví dụ: a cat, a dog,…

  • Mạo từ “an” kết hợp với những từ bắt đầu bằng 5 nguyên âm: u, e, o, a, i.

Ví dụ: an apple, an umbrella, an hour (âm /h/ là âm câm)…

  • Mạo từ “the” được dùng cho các vật thể đã được nhắc đến trong câu trước, dùng trong so sánh hơn nhất, dùng để chỉ vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất.

Ví dụ: There is a table in the room. The table is brown –> Có một cái bàn ở trong phòng. Nó màu nâu.

 – the fastest, the longest, the shortest,… 

– The Sun, the World, the One Pillar pagoda,… 

Các dạng bài tập cơ bản thường gặp trong bài thi giữa học kì I và bài tập mẫu

Phonics and vocabulary

Ở phần này, dạng bài thường gặp đầu tiên sẽ là dạng tìm/lựa chọn từ đúng để hoàn thành câu. Dạng bài này yêu cầu phải có trí nhớ tương đối tốt để học nhiều từ vựng mới phục vụ quá trình làm bài.

Bài tập ví dụ cho dạng bài liên quan đến từ vựng

Đối với dạng bài tập này, cô Hà nhắc các bạn học sinh phải đặc biệt lưu ý về dạng từ như tính từ, danh từ, động từ. Học sinh cần phân tích yếu tố đứng trước, sau từ cần điền thì mới xác định được từ cần điền là dạng từ gì.

Dạng bài thứ hai trong phần Phonics and vocabulary là dạng từ vựng được phân theo nhóm và học sinh cần chọn từ khác nhất trong nhóm đó. Theo cô Hà, từ vựng sẽ được phân loại dựa trên nghĩa của từ, loại từ hoặc liên quan đến phần trọng âm, phát âm của từ.

Dạng bài liên quan đến phát âm luôn xuất hiện trong đề thi môn Tiếng Anh

Dạng bài tập này giúp các bạn kết hợp ôn luyện kiến thức của phần phát âm và phần trọng âm. Đây là phần rất quan trọng bởi nó sẽ giúp các bạn hình thành được thói quen phân tích yêu cầu đề bài, định hướng cách để xử lý từng bài.

Dạng cuối trong phần này là Choose the best answer, đề bài sẽ cho sẵn một số câu nhưng để trống một vị trí và có một vài đáp án để học sinh lựa chọn câu trả lời chính xác nhất.

“Với dạng bài này, các bạn phải phân tích dữ liệu đề bài cho, sau đó tìm xem có dấu hiệu hay cấu trúc câu cố định nào không. Từ đó, chúng ta sẽ loại dần những đáp án không hợp lí và lựa chọn đáp án hợp lí nhất để điền vào”, cô Hà chia sẻ về kỹ năng làm dạng bài này.

Dạng bài chọn đáp án đúng tổng hợp khá nhiều kiến thức

Reading

Thông thường trong đề thi, bài đọc hiểu sẽ xuất hiện dưới hai dạng là chọn đáp án đúng trong các đáp án cho trước để hoàn thành bài đọc hoặc trả lời câu hỏi sau khi đọc một bài đọc hoàn chỉnh. Dạng bài này yêu cầu học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức ngữ pháp mà cần kỹ năng đọc bài đọc hiểu để tìm ra những thông tin quan trọng.

Writing

Để làm tốt bài viết lại câu, học sinh cần nắm chắc các kiến thức liên quan đến thì của động từ

Trong bài thi giữa học kì I môn Tiếng Anh lớp 8, dạng bài Writing thường gặp nhất là hoàn thành câu từ những từ cho trước. Theo cô Hà chia sẻ, đây không phải là một dạng khó nếu các bạn nắm chắc kiến thức ngữ pháp, xác định thành phần nào có thể giữ nguyên và thành phần nào cần được thay đổi. Đôi khi các bạn còn phải chia dạng đúng của động từ chứ không phải chép lại y nguyên câu cho trước.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của cô Hà về kiến thức và kỹ năng làm bài thi giữa học kì I môn Tiếng Anh lớp 8 sẽ giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức và hoàn thành bài thi của mình hiệu quả nhất!

Hiểu được những khó khăn trong quá trình ôn thi giữa học kì I của học sinh và phụ huynh, HOCMAI đã xây dựng giải pháp học tập toàn diện TOPCLASS 8 theo chương trình mới của Bộ Giáo Dục.

Theo đó cha mẹ có thể tham khảo các chương trình học online tại HOCMAI để giúp việc học của con đạt hiệu quả, đồng thời bổ trợ cho việc học kiến thức của con ở trường mà không cần đi học thêm bên ngoài. Giải pháp TOPCLASS 8 dành cho học sinh từ lớp 8 với đầy đủ các môn học bám sát kiến thức theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT mới với 3 bộ SGK Cánh Diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống hoàn toàn phù hợp với nhu cầu học của học sinh và phụ huynh trong việc thay thế đi học thêm bên ngoài. Đồng thời, với những phần kiến thức chưa hiểu hoặc các bài học khó, chưa nắm vững, học sinh có thể chủ động trao đổi bài với biên tập viên của khóa học thông qua chuyên mục Hỏi đáp kiến thức 24/7 để nắm vững kiến thức hơn.

TÌM HIỂU THÊM VỀ GIẢI PHÁP VÀ ĐĂNG KÝ HỌC THỬ TẠI ĐÂY