Môn Lịch sử là một trong những môn thi chính thức góp mặt tại kỳ thi vào 10 tại Hà Nội khiến học sinh lo lắng. Vậy làm thế nào để ôn Lịch sử nhanh gọn và hiệu quả trong một tháng cuối?
Nắm vững cấu trúc đề thi
Để học ôn hiệu quả trong tháng cuối, trước tiên học sinh cần hiểu rõ cấu trúc đề thi và phạm vi kiến thức có trong bài thi. Tại Hà Nội môn Lịch sử thi bằng hình thức trắc nghiệm với nội dung bao quát chương trình sách giáo khoa lớp 9.
Cụ thể:
Phần Lịch sử Thế Giới từ 1945 – 2000 bao gồm 5 chủ đề chính. Câu hỏi phần này chủ yếu nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức SGK, không có câu hỏi liên chuyên đề hoặc vận dụng thực tế.
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Phần kiến thức Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay
Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 – 2000 gồm 5 chủ đề chính chia theo từng giai đoạn phát triển của Lịch sử Việt Nam. Đây là phần kiến thức được chú trọng trong đề thi.
Phần kiến thức Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay
Không học tủ, học lệch
Theo TS Lê Thu Hương giáo viên Lịch sử tại Hệ thống Giáo Dục HOCMAI “đề thi tương đối cơ bản, không có câu hỏi đánh đố học sinh, không có câu hỏi tích hợp hay vận dụng kiến thức thực tế. Các câu hỏi trải đều tất cả các nội dung trong sách giáo khoa, vì vậy học sinh không được học tủ bất kỳ nội dung nào, ngoài việc nắm kiến thức cơ bản học sinh cần rèn luyện kĩ năng so sánh và tổng kết để có thể làm được những câu hỏi dạng liên chuyên đề”.
Học sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa để tổng hợp phần kiến thức trọng tâm
Cách ra đề thi này yêu cầu học sinh phải có kiến thức rộng nhưng bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 9 và định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nên học sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa để tổng hợp phần kiến thức trọng tâm, trả lời các câu hỏi cuối bài, chú ý đọc các bài tổng kết để khái quát kiến thức. Quan trọng nhất là học sinh cần nắm được mốc thời gian, sự kiện diễn ra và các nhân vật lịch sử.
Ngoài ra, các giáo viên tại HOCMAI cũng chia sẻ với học sinh kinh nghiệm học thuộc hiệu quả là trong quá trình tổng hợp kiến thức hãy cố gắng tìm ra “keyword” (từ khóa chính) của phần học đó. Nếu bỏ qua “keyword”, học cả đoạn dài sẽ khó nhớ và dễ gây nhầm lẫn với các sự kiện lịch sử khác.
Tổng hợp kiến thức nhanh gọn, hiệu quả bằng sơ đồ tư duy
Lịch sử là môn đặc thù có nhiều sự kiện, nhiều thông tin; nếu không hệ thống kiến thức từng phần một cách khoa học thì đến giai đoạn cuối cùng học sinh sẽ không thể nắm vững hết kiến thức. Trước tiên học sinh nên đọc kỹ sách giáo khoa và tự tổng hợp lại kiến thức theo từng giai đoạn lịch sử.
Cô Lê Thị Thu Hương giáo viên tại HOCMAI hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy bối cảnh Liên Xô từ 1945 – 1991
Cách để ghi nhớ kiến thức nền tảng là không học lan man, học thuộc một đoạn quá dài mà gạch các ý chính phát triển ra theo sơ đồ tư duy. Mỗi chi tiết trong sơ đồ tư duy môn Lịch Sử được xem là chìa khóa mở ra những sự kiện lịch sử đi kèm mốc thời gian, hoạt động diễn ra, nhân vật lịch sử. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh nhanh chóng nhớ đúng trọng tâm kiến thức và có cái nhìn bao quát, tổng quan chương trình học.
Giải pháp ôn luyện Lịch sử nhanh gọn, bài bản, hiệu quả nhất
Lượng kiến thức lớn môn Lịch sử có thể khiến học sinh lúng túng, không biết hệ thống kiến thức theo thời gian diễn ra sự kiện và “keyword” trọng tâm trong sự kiện. Tại khóa học luyện thi cấp tốc môn Lịch sử HM10, thầy cô sẽ hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức nhanh gọn, hiệu quả bằng sơ đồ tư duy và “keyword” chính.
Bên cạnh đó, giáo viên sẽ hướng dẫn phương pháp xử lý các dạng câu hỏi cùng những chiến thuật, kỹ năng để học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi vào 10.
Phụ huynh – học sinh tìm hiểu thêm về khóa học ngay TẠI ĐÂY
Mọi thông tin chi tiết về khóa học liên hệ ngay Hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí!