Lịch sử và địa lý 6: Khám phá “Văn minh Ai Cập” cùng cô Trần Mai

0
3018

Khi kim khí gia nhập thế giới gỗ đá, con người đã chính thức bước vào thế giới văn minh, giai cấp và nhà nước được hình thành. Từ đây, lịch sử nhân loại chuyển sang một trang mới là xã hội cổ đại. Trong bài học về “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, môn Lịch sử và địa lý 6, học sinh không chỉ được khám phá tri thức thú vị, bổ ích đơn thuần mà còn được cô Trần Mai giảng dạy theo phương thức mới lạ, hiện đại, giàu hình ảnh sinh động. Phụ huynh và các con cùng theo dõi bài viết dưới đây để ngược dòng thời gian, quay về khám phá nền “Văn minh Ai Cập” nhé.

Người cổ đại sống tập trung ở những nơi ấm áp, dễ lấy nước, họ xây dựng nền văn minh bên cạnh những con sông lớn. Tiêu biểu trong đó phải kể đến nền văn minh Ai Cập nằm ở phía Đông Bắc châu Phi, là vùng đất nằm dọc hai bên bờ sông Nin. 

1. Nông nghiệp

Văn minh Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin. Cư dân cổ đại đã dựa vào quy luật dâng nước của sông Nin để sản xuất nông nghiệp. Ngoài vai trò bồi đắp phù sa tạo nên đồng bằng rộng lớn, sông Nin còn có vai trò to lớn đối với giao thông. 

Sông Nin là tuyến đường huyết mạch nối liền các vùng, giúp người Ai Cập dễ dàng đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Cô Mai chia sẻ: “Có thể nói văn minh Ai Cập không thể tách rời khỏi con sông Nin. Ai chưa đến Ai Cập là chưa biết thế giới. Cát của Ai Cập toàn là vàng, dòng sông Nin là một kỳ quan, những thiếu nữ như những thiên thần. Ai Cập là cái nôi của văn minh nhân loại”.

2. Lịch sử

Ai cập ra đời khoảng vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, sau một chặng đường dài phát triển, năm 30 TCN, đất nước này đã bị người La Mã xâm chiếm và sụp đổ. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông có quyền lực tối cao, được coi là con trai của thần Ra (thần Mặt Trời). Trong đó, vị vua của vương triều thứ 18 là Tu-tan-kha-môn, ông lên ngôi năm 9 tuổi và mất năm 18 tuổi.

Khi khai quật lăng mộ, người ta tìm thấy chiếc quách vàng tạc hình vị vua Tu-tan-kha-môn.

Cô Mai phân tích: “Vua Tu-tan-kha-môn đội chiếc mũ hình nhân sư, ở dưới trán chạm hình một con rắn hổ mang và một con chim ưng, biểu tượng của Thượng và Hạ Ai Cập. Dưới cằm là bộ râu dài bằng vàng được gắn thủy tinh xanh, giống với vị thần cai quản thế giới người chết. Hai tay Pha-ra-ông khoanh trước ngực, một tay cầm cái néo của người nông dân, một tay cầm chiếc gậy cong của người chăn cừu, biểu tượng của uy quyền nhà vua. Tất cả những chi tiết trên gợi lên hình ảnh một ông vua chuyên chế, nắm trong tay cả vương quyền lẫn thần quyền trong thời kì cổ đại”.

3. Chữ viết

Người Ai Cập sớm có chữ viết, gọi là chữ tượng hình. Nhìn các bản viết của người cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, động vật, mặt trăng, mặt trời, các vì sao,… 

Chữ viết tượng hình của cư dân Ai Cập cổ đại.

Chữ được người Ai Cập cổ đại viết trên gỗ, đá, đồ gốm, vải gai, da,… nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy được làm từ thân cây papyrút – loại cây gần giống cây sợi, mọc hai bên bờ sông Nin. Việc phát minh và chế tạo ra giấy viết được các cư dân cổ đại xem như biểu tượng sức mạnh, trí tuệ và quyền lực. Vì vậy, họ không bao giờ chia sẻ “bí quyết” này cho người ngoại bang.

4. Toán học

Hằng năm, nước Sông Nin dâng cao khiến cả Ai Cập biến thành biển nước mênh mông, ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa. Vì vậy khi nước rút, họ phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Do làm thuần thục trong nhiều năm, họ rất giỏi về hình học. Đây chính là cơ sở giúp người Ai Cập cổ đại xây dựng nên được các kim tự tháp kỳ vĩ.

5. Y học

Người Ai Cập không chỉ tin vào thần linh mà con tin vào sự bất tử của con người. Do đó, họ ướp xác để đợi linh hồn tái sinh và xây kim tự tháp để cất giữ xác ướp, nhờ đó mà những cư dân cổ đại này cực kì giỏi về giải phẫu học.

Người Ai Cập cổ đại hiểu biết rất rộng về phẫu thuật.

6. Kiến trúc – điêu khắc

Nhắc tới Ai Cập là nhắc tới đất nước của những kim tự tháp đồ sộ. “Kim tự tháp” có nghĩa là tháp hình chữ kim, là một hình chóp có đáy hình vuông, 4 mặt bên là 4 hình tam giác đều, tượng trưng cho 4 yếu tố cấu thành vũ trụ: Thiêng Hỏa – Đại Thủy – Thần Phong – Thổ Mộc. 

Xuất phát từ quan niệm “cuộc sống trên Trái Đất này là ngắn ngủi, những ngôi nhà ta đang ở chỉ là quán trọ”, cùng với lòng tin vào sự hồi sinh bất tử, các Pha-ra-ông đã cho xây dựng những ngôi nhà mồ vĩ đại, kiên cố để giữ xác ướp của mình sau khi chết, gọi là các kim tự tháp. Trong số hơn 130 kim tự tháp được tìm thấy ở đất nước này, cụm kim tự tháp Giza được xem là vĩ đại nhất và cũng là kỳ quan cuối cùng trong 7 kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến giờ sau gần 5000 năm. 

Cụm kim tự tháp Giza là kỳ quan cuối cùng trong 7 kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến ngày nay.

Sự uy nghiêm, sừng sững của những công trình này đã chứng minh cho bàn tay, khối óc và ý chí của con người. Chẳng thế mà người Ai Cập tự hào khẳng định: “Mọi thứ đều sợ thời gian, nhưng bản thân thời gian lại sợ kim tự tháp”.

Với bộ môn Lịch sử và địa lý 6, cô Trần Mai đã đưa các em học sinh chu du tới vùng đất xa xôi để khám phá nền Văn minh Ai Cập” cùng những sáng tạo vĩ đại của cư dân thời kì này. Năm học mới đã bắt đầu, phụ huynh có con mới vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. 

Đây là chương trình học qua video bài giảng ghi hình sẵn với đội ngũ thầy cô giáo tâm huyết, giàu kinh nghiệm, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm cho con tự chủ trong học tập. Bên cạnh đó, nội dung chương trình được xây dựng bám sát theo kiến thức trong từng bộ sách giáo khoa và có kèm theo hệ thống bài tập tự luyện cùng các bài kiểm tra đánh giá định kỳ, từ đó giúp các em được rèn luyện thường xuyên, “làm chủ” kiến thức, sẵn sàng “bứt phá” trong năm học 2021 – 2022.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!