Cô Mai Quỳnh hệ thống lại tất cả các loại hình học đã học trong chương trình lớp 5 bao gồm kiến thức cần nhớ và những bài tập ứng dụng liên quan.
I – Tổng hợp kiến thức
1.Hình chữ nhật
2.Hình vuông
3.Hình bình hành
4.Hình thoi
5.Hình thang
6.Hình tam giác
7.Hình tròn
8.Hình hộp chữ nhật
9.Hình lập phương
10.Chú ý
a)Đối với các hình đa giác thì:
-Chu vi bằng tổng độ dài các cạnh, các cung tròn của hình đó
-Diện tích của hình được tính bằng cách:
Bước 1: Phân chia hình cần tính thành các hình bé hơn mà mỗi hình bé thuộc các hình vừa nêu trên sao cho mỗi điểm nằm trên hình bé này sẽ không nằm trên hình bé khác.
Bước 2: Diện tích hình cần tìm bằng tổng diện tích các hình bé.
b)Khi vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích thì các độ dài cùng một đơn vị đo.
II – Luyện tập
Bài 1. Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 6cm. Ta chia đoạn thẳng AC thành 3 đoạn AM, MN, NC bằng nhau. So sánh và tính diện tích các hình tam giác ABM, NBC, MBN, MDA, MND, NCD.
Giải
S(ABM) = S(MBN) = S(NBC) = 1/3 S(ABC)
Vì 3 tam giác có chung chiều cao hạ từ B xuống AC và AM = MN = NC = 1/3 AC
S(MDA) = S(MDN) = S(NDC) = 1/3 S(ADC)
Vì 3 tam giác này có chung chiều cao hạ từ D xuống AC và AM = MN = NC = 1/3 AC
S(ADC) = S(ABC) = (6 x 6) : 2 = 18cm2
Vì S(ADC) = (AD x DC) : 2; S(ABC) = (AB x BC) : 2
Vậy S(ABM) = S(MBN) = S(NBC) = S(MDA) = S(MND) = S(NCD) = 1/3 S(ABC) = 6cm2
Bài 2. Một tấm bìa hình vuông được cắt dọc theo một cạnh thành 6 hình chữ nhật nhỏ bằng nhau. Biết chu vi mỗi hình chữ nhật nhỏ là 156cm. Tính diện tích tấm bìa hình vuông đó.
Giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
154 : 2 = 77 (cm)
Ta có sơ đồ (Trong ảnh)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
77 : (6 + 1) x 6 = 66 (cm)
Diện tích của tấm bìa hình vuông là:
66 x 66 = 4356 (cm2)
Đáp số: 4356 cm2
Tổng kết: Hình học là phần kiến thức quan trọng trong chương trình toán tiểu học. Và nội dung này thường có trong các bài kiểm tra, bài thi đánh giá cuối kì. Chính vì vậy, ngoài việc chỉ rèn luyện những bài tập nhỏ trong sách giáo khoa thì các em cũng nên cố gắng, rèn luyện thêm những bài tập tham khảo thêm ở ngoài nữa.
Buổi kế tiếp, các em nhớ đón xem bài giảng “Ôn tập về số tự nhiên, phân số, số thập phân” ở kỳ kế tiếp của Lớp học không khoảng cách.Sau những phần kiến thức mới thì kế tiếp cô Mai Quỳnh sẽ mở rộng việc luyện đa dạng các dạng bài với những biến thể phức tạp, nội dung đa dạng phong phú. Do đó, việc giáo viên phải đầu tư vào từng bài giảng, chỉn chu trong từng chi tiết và cụ thể phương pháp làm bài là vấn đề chủ chốt. Với kinh nghiệm vững vàng, chuyên sâu cô Mai Quỳnh có thể hướng dẫn học sinh hiệu quả tối ưu. Không chỉ cung cấp nhiều cách làm bài, cô luôn khuyến khích học sinh tự chủ động tìm tòi cách giải để từ đó hiểu bài hơn và tìm cách ra giải hay nhất. Với những khó khăn hay sai lầm của học sinh thì cô sẽ hướng dẫn các em tìm cách tháo gỡ và gợi ý để tìm được cách giải đúng đắn. Từ đó, làm được những dạng với mức độ tương tự, mở rộng, nâng cao hơn.
Quý phụ huynh và học sinh tham khảo thêm Chương trình Học tốt học kì II lớp 5 mà cô Mai Quỳnh đang giảng dạy. Với một hệ thống kiến thức bám sát chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy trình học khoa học từ Học – Luyện – Hỏi, các em học sinh tự tin hoàn thành chương trình học năm nay dễ dàng. Mỗi tiết học của mình, cô Mai Quỳnh luôn quan tâm đầu tư về kiến thức toán học cũng như những phương pháp dạy học, cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học toán để học sinh thấm sâu kiến thức.
-Giúp củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh nhớ chuẩn, nhớ lâu những nội dung cơ bản, công thức quan trọng
-Rèn luyện kỹ năng tính toán các dạng toán, biết quy luật, nội dung và trình bày đúng các bước.
-Kích thích khả năng chủ động học tập; Tự chủ xây dựng kế hoạch học tập theo đúng lộ trình.
-Tạo không khí thoải mái, vui tươi giúp học sinh ham thích học toán và đam mê giải toán.