Tiếp tục chuỗi bài giảng về luyện tập các kiến thức đã học, cùng cô Mai Quỳnh ôn lại những nội dung về số tự nhiên, số thập phân và phân số.
Những kiến thức này trong quá trình học tập, các em học sinh có thể thường xuyên gặp phải. Về kĩ năng toán, kĩ năng đọc, kĩ năng phân tích cấu tạo số.
I – Ôn tập về số tự nhiên
1.Đọc số và nêu giá trị của mỗi chữ số 5 trong mỗi số trên
a) 70 815
-Đọc: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm
-Số 5 ở hàng đơn vị, có giá trị bằng 5
b) 975 806
-Đọc: Chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu
-Số 5 ở hàng nghìn, có giá trị bằng 5 000
c) 5 723 600
-Đọc: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm
-Số 5 ở hàng triệu, có giá trị bằng 5 000 000
d) 472 036 953
-Đọc: Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba
-Số 5 ở hàng chục, có giá trị bằng 50
e) 1 234 543 020
-Đọc: Một tỉ hai trăm ba mươi tư triệu năm trăm bốn mươi ba nghìn không trăm hai mươi
-Số 5 ở hàng trăm nghìn, có giá trị bằng 500 000
2.Viết các số sau đây theo thứ tự:
a)Từ bé đến lớn: 4856; 3999; 5486; 5468
b)Từ lớn đến bé: 2763; 2736; 3726; 3762
Quy tắc so sánh số tự nhiên.
-So sánh về số chữ số. Nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại
-So sánh độ lớn của chữ số theo hàng, từ trái qua phải. Hàng nào có chữ số lớn hơn thì lớn hơn.
Giải
Thứ tự sắp xếp từ bé đến lớn là: 3999; 4856; 5468; 5486
Thứ tự sắp xếp từ lớn đến bé là: 3762; 3726; 2763; 2736
II – Ôn tập về phân số
1.
a)Rút gọn các phân số:
3/6; 18/24; 5/35; 40/90; 75/30
b)Quy đồng mẫu số các phân số:
3/6 và 2/5 ; 5/12 và 11/36 ; 2/3 , 3/4 và ⅘
Giải
a)Khi chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một số thì giá trị của phân số đó không thay đổi.
3/6 (chia cả tử và mẫu cho 3) = 1/2
18/24 (chia cả tử và mẫu cho 6) = 3/4
5/35 (chia cả tử và mẫu cho 5) = 1/7
40/90 (chia cả tử và mẫu cho 10) = 4/9
75/30 (chia cả tử và mẫu cho 5) = 15/6 (Chia cả tử và mẫu cho 3) = 5/2
b) Quy đồng mẫu số các phân số thì xác định mẫu số chung (MSC) của các phân số.
3/6 và 2/5
MSC: 30
Ta có:
3/6 (nhân cả tử và mẫu với 5) = 15/30
2/5 (nhân cả tử và mẫu với 6) = 12/30
Làm tương tự với những trường hợp còn lại
2.
a)Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn: 6/11; 23/33; 2/3
b)Viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé: 8/9; 8/11; 9/8
Quy tắc.
Phải so sánh được giá trị của các phân số sau đó mới tiến hành sắp xếp theo thứ tự. Có thể so sánh tử số trong trường hợp chung mẫu số hoặc so sánh các phân số có cùng tử, phân số nào mẫu lớn hơn thì bé hơn và ngược lại. Hoặc so sánh các phân sô đó với 1.
Giải
a)Quy đồng các phân số về cùng mẫu số và tiến hành so sánh tử số.
MSC = 33
6/11 (nhân cả tử và mẫu với 3) = 18/33
2/3 (nhân cả tử và mẫu với 11) = 22/33
Thứ tự sắp xếp từ bé đến lớn là: 6/11; 2/3 ; 23/33
b) Hai phân số 8/9 và 8/11 có cùng tử số nên phân số có mẫu lớn hơn sẽ bé hơn. 8/9 > 8/11
Cả phân số 8/9 và 8/11 đều có tử số bé hơn mẫu số của chúng, nên chúng đều nhỏ hơn 1.
Phân số 9/8 có tử số lớn hơn mẫu số của nó nên phân số này lớn hơn 1.
Thứ tự sắp xếp từ lớn đến bé là: 9/8; 8/9; 8/11
II – Ôn tập về số thập phân
1.Đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó:
a)63,42
Đọc: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai
Phần nguyên: 63
Phần thập phân: 42
Giá trị của số 6 là 60; số 3 là 3; số 4 là 0,4; số 2 là 0,02
b)99,99
Đọc: Chín mươi chín phẩy chín mươi chín
Phần nguyên: 99
Phần thập phân: 99
Giá trị của số 9 đầu tiên là 90; số 9 thứ hai là 9; số 9 thứ ba là 0,9; số 9 thứ tư là 0,09
c)81,325
Đọc: Tám mươi mốt phẩy ba trăm hai mươi lăm
Phần nguyên: 81
Phần thập phân: 325
Giá trị của số 8 là 80; số 1 là 1; số 3 là 0,3; số 2 là 0,02; số 5 là 0,005
2.
a)Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm
0,35 = 35%
0,5 = 50%
8,75 = 875%
b)Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân
45% = 0,45
5% = 0,05
625% = 6,25%
Tổng kết: Qua bài học này, học sinh đã được ôn lại các tính chất cũng như là cách so sánh về số tự nhiên, phân số và số thập phân. Những bài tập tuy đơn giản nhưng có thể giúp các em phát hiện được những lỗ hổng kiến thức trong quá trình làm cũng như luyện tập được nhuần nhuyễn các kiểu bài liên quan. Học tập cũng như là xây một ngôi nhà, cần vững từng viên gạch, xếp dần dần theo lộ trình có sẵn thì nhà mới có thể cao, có thể chắc và sử dụng được lâu dài. Không chỉ tiếp thu những nội dung mới, học sinh cần phải có những buổi ôn tập lại sau một chu trình thời gian nhất định để tổng kết mọi bài học.
Quy trình Học – Luyện – Hỏi là chu trình tiếp thu kiến thức khoa học, đặc biệt phù hợp với các bạn học sinh tiểu học khi các em thường học nhanh nhưng quên kiến thức cũng nhanh. Xào đi xào lại kiến thức càng nhiều, càng dài thì học sinh biết vận dụng kiến thức đó càng tự tin, vững vàng. Với quy trình trên, Chương trình Học tốt học kì II của HOCMAI có thể hoàn toàn đáp ứng được cho cha mẹ. Với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm, như cô Mai Quỳnh, mỗi tiết học sẽ trôi qua thú vị và sinh động, và nhiều màu sắc hơn.