Lớp học không khoảng cách: Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 (phần 1) – Lịch sử 9

0
2490

Từ năm 1919 đến năm 1930, Việt Nam ta đang trong thời kỳ thuộc địa, vậy trong giai đoạn này có những phong trào dân tộc nào, những điểm đổi mới gì? Cùng tìm hiểu Việt Nam trong giai đoạn này với cách học qua sơ đồ tư duy do cô Lê Thị Thu Hương hướng dẫn dưới video bài giảng này nhé!

1. Cuộc khai thác thuộc địa lần II của Pháp (1919-1929)

a, Nguyên nhân
– Kinh tế Pháp bị kiệt quệ, thiệt hại nặng nề sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
– Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp cho nền kinh tế bị kiệt quệ.

b, Chính sách kinh tế
– Nông nghiệp: Mở rộng đồn điền, tăng cường diện tích trồng cây cao su để phát triển công nghiệp (săm lốp ô tô) cho Pháp.
– Công nghiệp: Đẩy mạnh khai thác than để mang về chính quốc phục vụ luyện thép.
– Giao thông vận tải: Xây dựng đường sắt phục vụ việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu về chính quốc thuận lợi, cảng biển và đường bộ cũng được xây dựng.
– Ngoại thương: Thực hiện chính sách độc quyền, đánh thuế vào các mặt hàng Nhật, Trung Quốc,…
– Hạn chế phát triển công nghiệp nặng.
-> Nền kinh tế Đông Dương lệ thuộc về kinh tế Pháp.

Cô Hương hướng dẫn cách học Lịch sử bằng sơ đồ tư duy

c, Chính sách văn hóa, giáo dục
– Nền văn hóa nô dịch, tuyên truyền mê tín dị đoan, bên cạnh đó là đưa những nền văn hóa Pháp vào Việt Nam.
– Giáo dục nhỏ giọt, hạn chế, không đầu tư xây dựng trường học.

d, Chính sách chính trị
– Thực hiện chính sách “chia để trị”.

e, Hậu quả
– Kinh tế: Lệ thuộc vào Pháp, nền kinh tế Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư sản Pháp.
– Xã hội: Phân hóa sâu sắc, xuất hiện nhiều tầng lớp mới.

  • Địa chủ: Phân hóa ra gồm đại địa chủ (gắn liền với quyền lợi kinh tế, chính trị với đế quốc thực dân), địa chủ vừa và nhỏ (có tinh thần yêu nước).
  • Nông dân: Ngày càng bị bần cùng hóa nhưng lại là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng.
  • Tư sản: Chia ra làm 2 bộ phận là tư sản dân tộc và tư sản mại bản (có quyền lợi kinh tế gắn với đế quốc).
  • Tiểu tư sản: Ngày càng tăng, trong đó tiểu tư sản tri thức có tinh thần cách mạng.
  • Công nhân: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhưng đến lần 2 thì ý thức chính trị đã tăng lên. Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng do bị 3 tầng lớp là đế quốc, phong kiến, tư sản bóc lột, có mối quan hệ mật thiết với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

=> Đặc điểm cuộc khai thác lần 2: Tăng vốn và quy mô, đầu tư chính vào trồng cao su và công nghiệp khai thác than. Gây ra sự mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)

a, Ảnh hưởng bên ngoài
– Cách mạng tháng 10 Nga (1917) giúp các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
– Ảnh hưởng của khuynh hướng vô sản tràn vào Việt Nam. Năm 1919 Quốc tế III được thành lập tại Nga và hàng loạt các đảng cộng sản được thành lập ở các nước tư bản tại Pháp, Trung Quốc,…

b, Tư sản dân tộc
– Năm 1919 tư sản dân tộc đấu tranh đòi “chấn thương nội hóa, bài trừ ngoại hóa” vì mục đích của thực dân Pháp muốn biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ của các nước đế quốc bên ngoài.
– Năm 1923 khi Pháp cấm tư sản Việt Nam xuất khẩu lúa gạo qua cảng Nam Kỳ thì tư sản dân tộc đã đấu tranh, mở ra phong trào chống độc quyền.

Cách học lịch sử qua sơ đồ tư duy và từ khóa

c, Tiểu tư sản
– Đấu tranh bằng báo chí, xuất bản hàng loạt tờ báo bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt như An Nam trẻ, Tiếng chuông rè,…
– Biểu tình: Họ là lực lượng tiên phong lôi kéo tầng lớp nhân dân thành thị tham gia đông đảo.

  • Năm 1924 tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái dù không thành công nhưng cũng là 1 chất xúc tác cho các phong trào đấu tranh sau.
  • Năm 1925 cuộc biểu tình đòi thực dân Pháp thả Phan Bội Châu.
  • Năm 1926 đám tang cụ Phan Châu Trinh (đi đưa tang nhưng thực chất là biểu tình đòi quyền tự do dân chủ, thể hiện tình yêu nước).

d, Công nhân
– Năm 1920 Tôn Đức Thắng bí mật thành lập tổ chức Công hội (tổ chức của công nhân).
– Năm 1922 công nhân Bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
– Năm 1925 cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son -> phong trào có mục đích chính trị rõ ràng.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến Việt Nam trong giai đoạn 1919-1930 với những phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ. Ngoài ra cô Lê Thị Thu Hương lưu ý thêm, để học nhanh nhớ lâu kiến thức môn Lịch sử, học sinh có thể áp dụng sơ đồ tư duy trong việc ghi nhớ kiến thức. Theo đó để biết cách tạo sơ đồ tư duy thì học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản trong SGK. Vì sơ đồ tư duy chỉ giúp học sinh khái quát hóa nội dung và tìm ra những từ khóa đúng, hiểu các câu hỏi đặt ra như thế nào trong đề thi để chọn phương án đúng khi có những từ khóa đó. Để sơ đồ tư duy được phong phú thêm kiến thức thì cần được chi tiết hóa hơn bằng các nội dung từng phần.

Để đảm bảo việc học tại nhà hiệu quả, lượng kiến thức không bị gián đoạn, đứt gãy, phụ huynh và các bạn học sinh hãy tham khảo Phòng luyện miễn phí: https://vtc.hocmai.vn/ trong chương trình “Lớp học không khoảng cách” được phát sóng trực tiếp trên các kênh VTC8, VTC11 và VTC Now.

Ngoài ra để học sinh chủ động bổ sung thêm nhiều kiến thức mới trước khi quay lại trường, phụ huynh có thể tham khảo ngay Chương trình Học Tốt 2019 – 2020 tại HOCMAI cho con em mình.

Chương trình gồm hệ thống bài giảng chi tiết, chất lượng, bám sát chương trình học của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó là kho bài tập phong phú, đa dạng, có các dịch vụ hỗ trợ tiện ích không chỉ giúp học sinh học hành thuận tiện mà còn giúp phụ huynh dễ dàng kiểm tra, đánh giá được tình hình học tập của con.

>>> Đăng ký học thử miễn phí TẠI ĐÂY.

Thông tin chi tiết liên hệ ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.