Từ chỉ đặc điểm là gì? Cấu trúc câu Ai thế nào?

0
35734

Cô Đoàn Kiều Anh – giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ tổng hợp lại phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng về từ chỉ đặc điểm và cấu trúc câu “Ai thế nào?” trong bài giảng dưới đây.

Từ chỉ đặc điểm là gì?

Từ chỉ đặc điểm là những nét riêng biệt hoặc là vẻ đẹp của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… )

Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…

Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.

Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.

 

Phân loại từ chỉ đặc điểm

Sau khi biết được khái niệm về từ chỉ đặc điểm là gì. Từ đó, ta có thể dễ dàng phân loại từ chỉ đặc điểm thành 2 loại chính như sau

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: đây là những từ chỉ nét riêng của sự vật thông qua các giác quan mà con người nhìn thấy và cảm nhận được như màu sắc, mùi vị, âm thanh, kích thước, hình dáng,…

Ví dụ: Quả táo có vỏ màu đỏ, bên trong quả táo có màu vàng và có vị rất ngọt.

 

Từ chỉ đặc điểm bên trong

Từ chỉ đặc điểm bên trọng là những từ chỉ các nét riêng của sự vật, hiện tượng được đề cập đến. Những đặc điểm này được nhận biết bằng sự cảm nhận qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và đưa ra kết luận, bao gồm cả những từ chỉ tính chất, cấu tạo, tính tình,..

Ví dụ: Mặc dù là một cậu bé nghịch ngợm nhưng Thắng lại là một người con rất ngoan ngoãn hiếu thảo.

Với các kiến thức lý thuyết đã được đề cập ở trên, các em học sinh cũng đã nắm được những kiến thức cơ bản và đầy đủ nhất về từ chỉ đặc điểm. Tuy nhiên, để có thể sử dụng từ chỉ đặc điểm một cách trơn tru, các em học sinh cũng cần luyện tập sử dụng sử dụng loại từ này bằng cách luyện tập hàng ngày trong giao tiếp hay làm bài tập.

 

Một số lỗi sai thường gặp khi sử dụng từ chỉ đặc điểm

Về cơ bản, dạng bài tập về từ chỉ đặc điểm là những dạng bài tập không khó và dễ ghi điểm. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều em học sinh bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng dẫn đến mất điểm một cách đáng tiếc. Dưới đây là một số lỗi sai thường gặp khi dùng từ chỉ đặc điểm:

– Lỗi sai về nhận biết và phân loại: Nguyên nhân chủ yếu là do các em học sinh chưa nắm được rõ về định nghĩa và khái niệm của từ chỉ đặc điểm. Lỗi sai này một phần do từ chỉ đặc điểm là một phần của từ vựng Tiếng Việt được sử dụng đẻ chỉ sự vật, nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn với các loại từ khác. Chính vì vậy hãy chăm chỉ luyện tập để sử dụng và phân biệt từ chỉ đặc điểm một cách chính xác nhất.

– Do hạ chế về mặt vốn từ: Tiếng Việt là ngôn ngữ có từ vựng vô cùng đa dạng, chính vì điều này khiến nhiều em học sinh gặp phải các lỗi sai do không biết nghĩa của từ là gì. Để khắc phục được điều này không còn cách nào khác ngoài việc các em cần chăm chỉ luyện tập, đọc sách để nâng cao kiến thức về ngôn ngữ cho bản thân.

– Do không đọc kỹ đề: Đây là nguyên nhân khiến rất nhiều em học sinh bị mất điểm. Dạng bài về từ chỉ đặc điểm quả thực không phải là dạng bài khó nên đã tạo ra tâm lý chủ quan cho học sinh trong quá trình làm bài dẫn tới những lỗi sai rất đáng tiếc.

 

Bài tập luyện tập về từ chỉ đặc điểm

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Định Hải

Hướng dẫn giải

Các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ là: Xanhxanh ( dòng 2 ), xanh mát ( dòng 4 ), Xanh ngắt ( dòng 6 )

Bài tập 2: Các sự vật được so sánh với nhau dựa trên những đặc điểm nào?

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa 

Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác nhận vế so sánh

Bước 2: Tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng giữa hai vế so sánh

Vế 1

(Sự vật được so sánh )

Phương diện so sánh

(Có thể không có)

Từ so sánh

Vế 2

(Sự vật dùng để so sánh)

TIẾNG SUỐI TRONG NHƯ TIẾNG HÁT XA

 

Cấu trúc kiểu câu “Ai thế nào?”

  • Chức năng giao tiếp: Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất, hoặc trạng thái của người, vật.
  • Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?”
    Chỉ người, vật, trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
  • Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”
    Là từ, các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái trả lời cho câu hỏi Thế nào?

Ví dụ: Những con kiến đỏ rừng rực

  • Ai?: Những con kiến
  • Thế nào?: Đỏ rừng rực

Hướng dẫn giải các dạng bài tập kiểu câu Ai thế nào

Bước 1 : Xác định hai vế câu.

Anh Kim Đồng       /     rất nhanh trí và dũng cảm.

Ai (Con gì, cái gì)?                     Thế nào?

Bước 2: Đặt câu hỏi “ Ai ( Con gì, cái gì)?” dựa vào cấu trúc câu cho sẵn.

Ai rất nhanh trí và dũng cảm? – Trả lời: Anh Kim Đồng

Bước 3: Đặt câu hỏi “ Thế nào?” Dựa vào cấu trúc câu cho sẵn.

Anh Kim Đồng như thế nào? – Trả lời: Rất nhanh trí và dũng cảm.

 

Bài tập từ chỉ đặc điểm

Bài tập cơ bản: Hãy tìm các từ chỉ đặc điểm trong các câu sau

a. Con đường từ nhà về quê của Nam rất rộng và thoáng.

b. Người bạn của tôi cao và gầy.

c. Cô Thương có một mái tóc ngắn và xoăn.

d. Chú Thỏ con có bộ lông màu trắng muốt tựa như bông tuyết.

e. Trời hôm nay nhiều mây và âm u.

f. Chiếc hộp bút chì màu của Hoàng có đầy đủ các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím

g. Quả cà chua có màu đỏ.

h. Những cây kẹo bông đó trông rất hấp dẫn

i. Cậu bé này có đôi mắt rất đẹp

i. Ca sĩ Bằng Kiều có giọng hát rất cao còn ca sĩ Tuấn Ngọc lại có giọng hát rất trầm

j. Anh ấy là người hiền lành nhưng rất kiên quyết khi phải xử lý vấn đề nào đó

 

Bài tập nâng cao về từ chỉ đặc điểm

Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:

“Em nuôi một đôi thỏ,

Bộ lông trắng như bông,

Mắt tựa viên kẹo hồng

Đôi tai dài thẳng đứng”

(nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn giải

Trong đoạn thơ trên, các từ chỉ đặc điểm là: trắng, hồng, thẳng đứng. Các từ ngữ này giúp cho câu thơ trở nên sinh động, chân thực. Từ đố giúp cho người đọc có thể hiểu và dễ dàng tưởng tượng được ra được về đối tượng được câu thơ hướng tới.

Bài tập 2: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của người và vật.

Hướng dẫn giải

Các từ chỉ đặc điểm để diễn tả người và vật là:

– Từ chỉ đặc điểm về hình dáng của người và vật: cao lớn, to cao, thấp, nhỏ bé, gầy gò, xanh xao, mũm mĩm, béo ục ịch,…

– Từ chỉ đặc điểm về màu sắc của một vật: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, hồng cánh sen, xanh đậm, xanh nõn chuối,…

 

Trên đây là toàn bộ bài học về từ chỉ đặc điểmcâu “Ai thế nào?” học sinh hãy ôn luyện và làm các bài tập vận dụng tương tự. Kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3 rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, vì vậy các em học sinh cần phải nắm chắc và hệ thống được nội dung bài học.

Khóa trang bị kiến thức Tiếng Việt lớp 3 của cô Đoàn Kiều Anh là sẽ bổ trợ giúp học sinh tiến bộ hơn với môn Tiếng Việt. Với từng bài giảng, được bám sát theo chương trình sách giáo khoa, và những phần bài tự luyện dưới mỗi bài học, chắc chắn học sinh sẽ được ôn luyện nhuần nhuyễn. Từ đó nắm chắc kiến thức dễ dàng.