Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép – Tiếng Việt 5

0
73408

Để làm tốt bài tập về nối câu ghép, học sinh phải ghi nhớ có hệ thống các cách nối câu ghép, luyện tập với 4 dạng bài điển hình. Cô Thu Hoa (Hocmai.vn) sẽ bật mí cách học bằng sơ đồ tư duy cho nội dung này.

Trong các bài tập về câu ghép, dạng bài liên quan đến nối câu là khó và trừu tượng nhất. Rất nhiều học sinh chưa biết cách giải bài tập về nối câu ghép, dễ mắc lỗi diễn đạt khi viết bài bởi chưa nắm rõ cấu trúc và đặc điểm của câu ghép. Hãy tìm hiểu ngay bài học về cách nối câu ghép được cô giáo Trần Thu Hoa hướng dẫn để làm tốt nội dung này nhé!

1. Các cách nối câu ghép

Ôn tập lý thuyết về câu ghép

Trước tiên, ta cần ôn tập lại kiến thức cơ bản về câu ghép một cách tổng quan nhất.
Câu ghép là kiểu câu được cấu tạo từ hai cụm chủ ngữ – vị ngữ (C – V) trở lên và không bao hàm nhau”.

Câu đơn + Câu đơn = Câu ghép.

Như vậy, đối với bài tập về câu ghép ta cần quan tâm hai vấn đề chính: Các vế của câu ghép và cách nối (+) các vế câu ghép với nhau. Sau đây, ta cùng tìm hiểu về cách nối câu ghép – nội dung phức tạp nhất nhé!
(Tham khảo thêm bài viết về câu ghép và phân tích các vế trong câu ghép tại đây)

Bốn cách nối câu ghép cơ bản trong Tiếng Việt

1 – Nối trực tiếp:Sử dụng dấu câu (dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy)

2 – Nối bằng từ: (vì, bởi vì, nhưng)

3 – Nối bằng cặp quan hệ từ:

  • Mối quan hệ điều kiện – kết quả
    Ví dụ: Nếu – thì, hễ – thì, giá mà – thì, …
  • Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
    Ví dụ: Bởi vì… nên,…
  • Mối quan hệ tương phản
    Ví dụ: Tuy…nhưng, …
  • Mối quan hệ tăng tiến
    Ví dụ: không những … mà còn, không chỉ… mà còn,…

4 – Nối bằng cặp từ hô ứng:

  • Vừa… vừa
  • Càng…càng
  • Bao nhiêu… bấy nhiêu
Sơ đồ các cách nối các vế câu ghép cơ bản

2. Bốn dạng bài tập về cách nối câu ghép

Cô Thu Hoa hướng dẫn học sinh làm bài tập về nối từ ghép

(Mời phụ huynh và học sinh tham khảo ngay Video học MIỄN PHÍ tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/45812/bai-02-cach-noi-cac-ve-cau-ghep.html)

Dạng 1: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu ghép

Đây là bài tập cơ bản nhất về nối câu ghép, học sinh sau khi tìm các câu ghép có trong bài sẽ phải xác định phương tiện nối câu là gì, ghi nhớ 4 cách nối câu trên sẽ dễ dàng giải quyết bài tập này.

Bài tập ví dụ: Xác định cách nối câu ghép trong các câu sau: Đáp án
Vì vương quốc nọ vắng tiếng cười, nó buồn chán kinh khủng. 1. Dấu phẩy
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. 2. Dấu phẩy
Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn nấp sau sườn núi. 3. Dấu phẩy
Nếu chiều nay mưa lại răng trên khắp con phố nhỏ thì cuộc gặp gỡ ấy sẽ chẳng bao giờ có. 4. Cặp quan hệ từ “nếu … thì”

 

Dạng 2. Sửa lỗi sai

Đây là phần bài tập gây rất nhiều khó khăn cho học sinh, vì vừa phải tìm câu mắc lỗi, vừa phải sửa sao cho đúng. Tuy nhiên, luyện tập phát hiện và sửa lỗi sẽ rất hữu ích cho học sinh khi vận dụng viết tập làm văn. Từ những lỗi sai mà các bài tập đã đề cập, học sinh sẽ tránh được sai sót tương tự khi viết bài, có cách diễn đạt khoa học hơn. Vận dụng dấu câu, từ nối hợp lý thì đoạn văn mới có ý nghĩa, bài đọc cũng trôi chảy hơn.
Sau đây ta cùng vận dụng vào bài tập ví dụ cụ thể nhé!

Ví dụ: Điền dấu câu và từ nối phù hợp để hoàn thiện đoạn văn sau:

“Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những cành to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé gọi người đến hái màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất những quả cà chua đầu mùa nó gieo sự náo nức cho mọi người”.
Bài làm:

“Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những cành to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé gọi người đến hái. Vì màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất những quả cà chua đầu mùa, nó gieo sự náo nức cho mọi người”.

 

Dạng 3: Xác định quan hệ từ, điền các từ nối thích hợp vào chỗ trống

Để làm bài tập này, học sinh nên tìm hiểu, tập liệt kê các từ/cặp từ nối hay gặp để có thêm vốn từ, nắm rõ các trường hợp sử dụng từ nối để hoàn thành câu theo yêu cầu.

Bài tập ví dụ:

… cặp mắt của bà đã mờ nên mỗi khi đọc báo, bà thường phải đeo kính. cặp mắt của bà đã mờ nên mỗi khi đọc báo, bà thường phải đeo kính.
… ông trả lời đúng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước… tôi sẽ nói cho ông biết ngựa của tôi một ngày đi được mấy đường. Nếu ông trả lời đúng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước thì tôi sẽ nói cho ông biết ngựa của tôi một ngày đi được mấy đường
… tôi chăm chỉ học… tôi đã không bị điểm kém. Giá như tôi chăm chỉ học thì tôi đã không bị điểm kém.
Bọn bất lương ấy… ăn cắp tay lái… chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Bọn bất lương ấy không những ăn cắp tay lái chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.

 

Dạng 4: Thêm một vế để tạo thành câu ghép

Đề bài Hoàn thiện
Bầu trời sắp tối,… Bầu trời sắp tối, những đám mây như chạy trốn đi chơi.
Nếu hôm nay bạn lười biếng… Nếu hôm nay bạn lười biếng thì ngày mai bạn sẽ phải chịu hậu quả.
Cô ấy càng cố gắng… Cô ấy càng cố gắng, mọi người càng thêm phần thán phục

 

Làm tốt các bài tập về câu ghép, biết cách sử dụng các từ nối không chỉ giúp học sinh giành điểm phần luyện từ và câu, mà còn rèn luyện cách viết văn trôi chảy, khoa học hơn. Ghi nhớ bốn cách nối câu ghép điển hình và luyện tập các dạng bài như trên, học sinh sẽ tự tin hơn khi viết và làm bài tập về câu ghép.

Mùa hè đến gần, cùng con vui chơi không quên nhiệm vụ bằng cách tham gia các khóa học bổ ích ngay cha mẹ nhé. Mời phụ huynh tham gia nhận tư vấn nhận Chương trình Học Tốt các lớp cho con ngay tại đây!

Tìm hiểu Chương trình Học Tốt