Mất gốc kiến thức và những hệ quả nguy hiểm – Cha mẹ nên biết!

0
6037

Nếu con học chăm chỉ thế nhưng kết quả học tập không cải thiện thì nguyên nhân có lẽ do những lỗ hổng, rỗng trong cây kiến thức của con.

Mất gốc kiến thức là gì?

Hẳn cha mẹ không còn xa lạ với cụm từ “mất gốc kiến thức”. Mất gốc là việc học sinh bị hổng, rỗng một đơn vị kiến thức nào đó trong một chủ đề kiến thức. Chương trình giáo dục của học sinh được thiết kế khoa học theo trình tự từ thấp đến cao, từ cơ bản đến mở rộng nâng cao. Giữa các kiến thức có liên quan mật thiết với nhau. Nếu như không hiểu một bài nào đó thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình học những bài tiếp theo.

Nếu con học mãi không tiến bộ thì nguyên nhân có thể là do mất gốc kiến thức. (Ảnh: ST)

Nguyên nhân mất gốc kiến thức

  • Mải chơi, lười học kiến thức cơ bản
  • Không thực hành đủ bài tập
  • Thiếu tập trung
  • Không hiểu bài nhưng không hỏi thầy cô, cha mẹ, bạn bè
  • Nghỉ học một giai đoạn (do sức khỏe, gia đình,…)

Ảnh hưởng của mất gốc đối với quá trình học tập

Không phải chỉ học sinh kém mới bị mất gốc kiến thức. Mà những em học sinh khá cũng có khả năng mất gốc. Điều này đặc biệt dễ xảy ra với học sinh tiểu học, bởi vì đặc điểm tâm sinh lý, ghi nhớ nhanh – quên nhanh. Nếu không có phương pháp đúng đắn để giúp học sinh gia tăng khả năng ghi nhớ thì mất kiến thức là điều dễ dàng xảy ra.

1.Kết quả học tập sa sút

Khi con không hiểu bài thì con thường không thể làm được bài tập. Từ đó, dẫn đến việc điểm kém. Đôi lúc, vì kết quả học tập không tốt, bị áp lực khiến con nảy sinh tâm lý sợ phải học, ngại học. 

2.Ảnh hưởng tới kiến thức các năm kế tiếp

Các chương trình lớp trên thường là phần mở rộng từ kiến thức căn bản. Giả sử con không nắm được thứ tự thực hiện các phép tính – kiến thức nền tảng ở lớp 6 thì con sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các bài tập thực hiện phép tính cơ bản và các bài tập dạng tìm ẩn số. Dần dần lên lớp cao hơn con sẽ gặp khó khăn trong việc làm những bài nhân chia đa thức phức tạp. Tốc độ làm bài cũng vô cùng quan trọng. Khi con đã vướng mắc và không hiểu được phần căn bản thì sẽ dễ dẫn tới việc học thụt lùi, tiếp thu chậm hơn các bạn khác.

Mất gốc kiến thức khiến thành tích học của con giảm sút, gia tăng áp lực học tập và ảnh hưởng tâm lý tiểu học

3.Học lại mất thời gian

Chương trình học được bố trí đủ để cân bằng giữa thời gian học tập và thời gian sinh hoạt. Thế nhưng, nếu con phải cắt một phần quỹ thời gian để dành cho việc học bù thì con buộc phải giảm thời gian sinh hoạt hoặc học tập bình thường. Cả hai phương án cắt giảm này đều mang tới những ảnh hưởng nhất định. Tác động sức khỏe của con đồng thời giảm mức độ tiếp nhận kiến thức mới. Chưa kể, thời gian học tập quá khít khao, não bộ con không có thời gian nghỉ để hấp thu bài học sâu khắc. Tình huống con bù được kiến thức cũ nhưng lại hổng kiến thức mới là điều rất dễ xảy ra.

Khi bị mất gốc, phải làm thế nào?

Việc bù lại kiến thức hổng, rỗng là cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải hỗ trợ con trong việc này bởi vì các con khi bị mất gốc sẽ chưa đủ sự chủ động để sắp xếp lịch học tập cũng như tìm ra phương án tự bù đắp kiến thức.

1.Đối với kiến thức cũ

-Cha mẹ cần tìm ra phần kiến thức con không hiểu càng sớm càng tốt. Việc xác định được chính xác đơn vị bài học chưa vững có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và tăng hiệu quả của thời gian bù lấp. Con sẽ không phải học quá nhiều, chỉ cần tập trung đúng phần còn thiếu và yếu. 

-Khi bù kiến thức, học lý thuyết và hướng dẫn cụ thể các bước thực hành song song với nhau. Không nên chỉ nghĩ rằng con học thuộc các công thức, hay ghi nhớ là đủ. Quan trọng là con cần biết thực hành những nội dung đó nhuần nhuyễn.

2.Đối với kiến thức mới

-Hướng dẫn con tập trung nghe giảng, ghi chép và học thuộc bài đầy đủ.

-Thay đổi phương pháp học tập kiến thức hiện tại. Cha mẹ nên đo lường mức độ tiếp thu của con và phân bố lượng bài tập phù hợp. Cần phải thuộc lý thuyết trước, làm các ví dụ, bài tập mức độ cơ bản. Khi nào con thật sự hiểu mới chuyển sang các dạng bài mở rộng nâng cao.

-Những nội dung không hiểu, nên chủ động hỏi thầy cô. Nếu không được, gạch ra vở những kiến thức đó, hỏi cha mẹ, bạn bè, những người có đủ kiến thức chuyên môn. Không được để phần không hiểu lâu, dễ trở thành lỗ hổng kiến thức.

-Luôn luôn học lại các kiến thức cũ. Sau mỗi chuyên đề thường có phần Luyện tập chung để học sinh ôn tập lại. Đó là về phần bài tập. Về kiến thức thì cha mẹ nên hướng dẫn con tự hệ thống lại những gì đã học. Có thể hỗ trợ một vài lần đầu, đến khi con quen thì để con chủ động làm.

Nếu ví quá trình học tập của học sinh từ lớp 1 đến 12 là một cái cây thì giai đoạn tiểu học chính là phát triển bộ rễ, trung học cơ sở tương ứng với việc cây phát triển cao lớn và nở hoa, kết quả đại diện cho thời gian trung học phổ thông. Theo đúng quy trình: Tạo lập nền tảng => Củng cố, phát triển kiến thức => Hoàn thiện kiến thức. Thế nhưng hiện tại, giáo dục tiểu học lại không được đặt nặng nhiều. Đa phần phụ huynh cho rằng năm năm nền tảng quan trọng này chỉ như là một bước làm quen, khởi động. Việc học tập sẽ bắt đầu từ cấp 2. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Không một cái cây nào có thể to lớn, vững chãi chống chọi với gió bão mưa giông nếu như bộ rễ của nó không chắc chắn, bám sâu xuống mặt đất cả. Hãy cố gắng tìm ra những lỗ hổng trong cây kiến thức tiểu học của con và bù đắp càng sớm càng tốt. Đừng để đến khi quá muộn!

Để giúp con học tập đạt hiệu quả cao hơn trong cấp THCS, HOCMAI đã phát triển khóa học Master lớp 6-9 nhằm giúp các con học sinh sợ học, mất gốc kiến thức học vững nền tảng, tự tin bứt phá trong năm học mới. Với ưu điểm vượt trội hơn so các khóa học online thông thường, tại Master, con sẽ luôn có giáo viên đồng hành 1:1 giúp con tiến bộ từng ngày. Lớp học nhóm online giúp con tương tác với bạn bè, tham gia bài học với hình thức trò chơi trắc nghiệm tạo hứng thú học tập, khơi gợi cho con niềm yêu thích môn học. Và đặc biệt con sẽ rèn luyện được tinh thần chủ động học tập, tự tin bứt phá trong năm học mới.

>>>BỐ MẸ ĐĂNG KÝ NÀY TẠI ĐÂY CHO CON THAM GIA BÀI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MIỄN PHÍ<<<

Mọi thông tin chi tiết liên hệ ngay hotline 0962.605.340 để được tư vấn miễn phí!