Mẹo tư duy nhanh cho phần mở bài nghị luận văn học hấp dẫn hơn

0
15738

Nhiều bạn học sinh thường gặp khó khăn khi tư duy viết mở bài cho bài văn nghị luận. Ngay đến cả nhà văn Nga Macxim Gorki cũng phải thừa nhận: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu…”. Làm thế nào để phần mở bài vừa đầy đủ ý vừa mềm mại, không lan man? Học sinh xem ngay bí kíp dưới đây.

Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ mách nhỏ các bạn những bí kíp giúp chinh phục người đọc ngay từ phần mở đầu. 

Những ý chính cần đề cập trong phần mở bài

Chia sẻ kinh nghiệm trong lúc chấm bài thi, cô Phượng nhận thấy học sinh thường mắc phải những lỗi điển hình trong phần mở bài như: Thiếu vấn đề cần nghị luận; thiếu phạm vi cần nghị luận; viết mở bài quá lan man, dài dòng mà không đi đúng trọng tâm cần đề cập; hay viết mở bài quá ngắn gọn, tạo cảm giác “cụt” khi đọc bài,…

Muốn viết hay, trước hết hãy viết đúng, phải hiểu những yêu cầu chính mình cần thực hiện. Phần mở bài yêu cầu chúng ta phải giới thiệu được vấn đề và phạm vi cần nghị luận. 

Ví dụ, nếu đề bài yêu cầu chúng ta nghị luận về một đoạn thơ thì các yếu tố chính mà ta cần đề cập tới trong phần mở bài của mình: Tên tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận và trích dẫn đoạn thơ đó ra. 

Về cơ bản, mở bài có hai dạng chính: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp

Mở bài trực tiếp là đi trực tiếp từ tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận. Dạng mở bài này thường dễ tư duy, nhanh gọn dễ viết; tuy nhiên nếu không biết liên kết các câu văn sẽ tạo cảm giác khô khan, cứng nhắc cho người đọc. 

Mở bài gián tiếp là dẫn dắt những nội dung liên quan tới vấn đề cần nghị luận để gây chú ý cho người đọc sau đó mới nêu lên vấn đề cần nghị luận. Mở bài này thường dễ tạo ấn tượng tốt với người đọc, tuy nhiên nếu không biết cách dẫn dắt sẽ dễ dẫn đến lan man, dễ lạc đề. 

Cô Phượng chia sẻ cùng học sinh một số cách mở bài hay cho bài nghị luận văn học
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Một số cách tư duy để viết mở bài

Cách 1: Mở bài đi từ tác giả, tác phẩm đến vấn đề cần nghị luận

Cô Phượng lưu ý với các bạn học sinh: “Trước khi muốn viết mở bài hay, chúng ta hãy viết đúng trước đã”. Dạng mở bài đi từ giới thiệu tác giả, tác phẩm đã quá quen thuộc, tuy nhiên nếu chúng ta biết cách “biến tấu” cho nó, đây vẫn là một mở bài hay dễ dàng ghi điểm với thầy cô giáo. 

Giới thiệu tác giả không chỉ nói về năm sinh năm mất. Chìa khóa giúp chúng ta tạo ấn tượng với thầy cô giáo khi viết kiểu mở bài này đó là giới thiệu phong cách của tác giả. Mỗi nhà văn sẽ có một phong cách riêng không thể trộn lẫn bởi “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo”.

Ví dụ: Kim Lân là một nhà văn một lòng đi về với đất thuần hậu và nguyên thủy. Ngòi bút của ông chỉ dành cho người nông dân, dù nghèo đói bất hạnh hay bản lĩnh trong cuộc sống mới, họ vẫn luôn chân chất và bình dị. Ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim lân là một nhân vật như thế. 

Jos Nguyễn Tuấn Dũng: So sánh truyện ngắn Làng- Kim Lân và Tây đầu đỏ- Sơn Nam

Cách 2: Đi từ đề tài, chủ đề đến vấn đề cần nghị luận

Văn học qua mỗi giai đoạn sẽ có những đề tài chủ đề riêng, và cũng có những chủ đề, đề tài xuyên suốt văn học qua các giai đoạn khác nhau. Trong đó lại có hàng trăm nghìn các tác phẩm lớn nhỏ khác nhau cùng đề tài. Nếu chúng ta biết nắm bắt cái tinh thần chung của chủ đề và khai thác những góc nhìn riêng của tác phẩm sẽ là cách làm thông minh, tạo sự hấp dẫn, độc đáo riêng cho mở bài. 

Ví dụ: Hình ảnh người nông dân trong văn học hiện đại vốn rất đa dạng. Nhắc đến họ ta nghĩ ngay đến những người khốn khổ, đó có thể là một lão Hạc bị bần cùng hóa, một Chí Phèo bị lưu manh hóa,… cái đói, cái nghèo, sự cùng quẫn đã bắt tay mãi với cuộc đời họ. Nhưng Kim Lân thì khác, ông đem đến cho người đọc sự bất ngờ với vẻ đẹp chân chất mà cũng rất hồn nhiên nhưng thật sâu sắc của của người nông dân sau Cách mạng, thể hiện rõ nét qua tác phẩm “Làng” với nhân vật ông Hai. 

Cách 3: Đi từ kiến thức lí luận vào vấn đề cần nghị luận

Cô Phượng chia sẻ:”Với học sinh, chúng ta cứ nghĩ lý luận là cao siêu thế nhưng thực tế một điều đó là khi chúng ta học văn, bắt buộc sẽ chạm đến kiến thức lý luận. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,… tất cả những nội dung này đều liên quan đến lý luận.”

Học văn luôn đòi hỏi chúng ta ở sự tư duy sáng tạo, sử dụng đa dạng vốn kiến thức để có những cách diễn đạt khác nhau khi viết cùng một chủ đề. Vận dụng kiến thức lý luận cho phần mở bài sẽ là một điểm hút thú vị với mở bài của một học sinh cấp 2, tạo ấn tượng tốt với thầy cô chấm bài. 

Để làm tốt dạng mở bài này, chúng ta có thể chuẩn bị trước cho mình một số nhận định văn học hay theo các chủ đề để dẫn dắt vào bài. 

Ví dụ: Thạch Lam từng viết: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Kim Lân là một nhà văn như thế. Ông đã rất thành công khi tìm ra vẻ đẹp của người nông dân trong hoàn cảnh tuyệt vọng, điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”.

Cách 4: Dẫn dắt từ cuộc sống vào văn học

“Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.” Mỗi chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống, linh hoạt phát hiện và vận dụng nó vào bài văn sẽ mang tới những yếu tố độc đáo bất ngờ cho bài viết. Tuy nhiên, để làm tốt dạng mở bài này, học sinh cần có vốn hiểu biết sâu sắc, khả năng cảm thụ và liên hệ đối với những hiện tượng trong đời sống. 

Ví dụ: Nếu văn chương bay bổng như con diều thì hãy nhớ rằng, con diều muốn bay cao bay xa phải luôn bám chặt vào mặt đất bằng một sợi dây, sợi dây bị đứt, con diều sẽ rơi xuống, văn chương là thế…

Mở bài là cái ấn tượng đầu tiên chúng ta đưa tới cho người đọc. Tuy nhiên, mở bài cũng chỉ là một bộ phận của bài văn, vì thế chúng ta không nên quá sa đà, đầu tư quá nhiều, dẫn đến mất thời gian cho những vấn đề khác. Cô Phượng căn dặn các bạn học sinh: “Viết đến đâu, chắc đến đó, có như thế bài làm của chúng ta mới có thể hoàn chỉnh”.

Trên đây là tổng hợp những cách tư duy nhanh cho hướng viết phần mở bài. Để làm tốt phần mở bài, học sinh cần rèn luyện nhiều lần, thử nhiều cách viết khác nhau để “biến tấu” thật tốt cho từng dạng bài. 

Đồng thời, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2021 – 2022 để trang bị sớm, đầy đủ, toàn diện kiến thức giúp tự tin bứt phá trong năm học tiếp theo, xây dựng nền tảng cơ bản, giúp giảm áp lực khi bước vào kì học mới. 

Chương trình Học Tốt 2021-2022 trang bị TOÀN DIỆN kiến thức với đầy đủ tất cả các môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9.  Với hệ thống bài giảng phù hợp với năng lực của từng học sinh và lộ trình học bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đều có nhiều năm kinh nghiệm và có những phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh. Quý phụ huynh – học sinh đừng bỏ lỡ!

>> Phụ huynh – học sinh nhanh tay đăng ký Chương trình Học tốt 2021-2022 để  HỌC THỬ miễn phí môn Ngữ văn tại đây <<