Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa

0
383
moi-truong-nao-sau-day-khong-thuoc-moi-truong-on-hoa

Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa? Hãy cùng HOCMAI tìm hiểu về đáp án của câu hỏi này nhé!

Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa

A. Môi trường ôn đới hải dương

B. Môi trường địa trung hải

C. Môi trường ôn đới lục địa

D. Môi trường nhiệt đới gió mùa

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là đáp án D

Môi trường trong các đáp án không thuộc đới ôn hòa là môi trường nhiệt đới gió mùa.

Giải thích tại sao lại chọn phương án D

Đới ôn hòa là đới nằm giữa đới lạnh và đới nóng, nằm tại vị trí trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực của cả 2 bán cực. Phần lớn diện tích đất nổi thuộc đới ôn hòa nằm ở vị trí ở bán cầu Bắc.

Khí hậu của đới ôn hòa có tính chất trung gian giữa khí hậu đới lạnh và đới nóng. Điều này  thể hiện qua hai yếu tố:

– Yếu tố về nhiệt độ: Nhiệt độ không quá nóng, nhưng cũng không quá lạnh  như ở đới lạnh, nhiệt độ trung bình năm tại đới ôn hòa khoảng 10 độ C

– Yếu tố về lượng mưa: Lượng mưa đới ôn hòa không nhiều như ở đới nóng đồng thời cũng  không ít như ở đới lạnh, lượng mưa trung bình năm ở mức trung bình từ 600 – 800 mm

Ngoài đới lạnh và đới nóng, khí hậu đới ôn hòa cũng chịu ảnh hưởng bởi những tác động của dòng biến nóng và cả của gió tây ôn đới.

Nguyên nhân dẫn đến thời tiết của đới ôn hòa có sự biến động thất thường: bắt nguồn từ sự tranh chấp bởi khối khí nóng ở chí tuyến và khối khí lạnh từ các vùng cực, gió tây ôn đới mang khí hậu nóng ẩm vào đất liền khiến cho thời tiết của đới ôn hòa rất thất thường và rất có trong việc dự đoán.

Môi trường tại đới ôn hòa được phân hóa thành 5 kiểu riêng biệt bao gồm có:

  • ôn đới hải dương
  • ôn đới lục địa
  • địa trung hải
  • cận nhiệt đới gió mùa
  • cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc

Thiên nhiên đới ôn hòa có 4 mùa rõ rệt bao gồm mùa xuân, hạ, thu, đông. Môi trường của đới ôn hòa cũng có sự thay đổi từ vùng này sang tới vùng khác tùy vào vị trí  vĩ độ, bị ảnh hưởng bởi dòng nước biển và từ gió tây ôn đới.

Bờ tây lục địa bị ảnh hưởng từ dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương. Môi trường ẩm ướt quanh năm, mùa hè mát mẻ, mùa đông không quá lạnh. Khi càng đi sâu và đất liền, tính chất môi trường lục địa càng thể hiện rõ rệt, lượng mưa giảm dần, mùa hè nóng nực, mùa đông lạnh và có tuyết rơi. Thảm thực vật dựa vào môi trường cũng có sự thay đổi dần từ tây sang đông: từ rừng lá rộng chuyển dần sang rừng hỗn giao và đến những nơi thiời tiết khắc nghiệt là rừng lá kim.

Tại những vùng ở vị trí vĩ độ cao, mùa đông càng băng giá và kéo dài, mùa hè chỉ trong thời gian ngắn. Ở gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ khô và nóng, mùa đông ấm áp, thời điểm mưa nhiều nhất vào mùa thu – đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống năm dựa theo môi trường: từ rừng lá kim chuyển tới rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và cuối cùng là rừng cây bụi gai.

 

Tham khảo thêm:

Dạng địa hình chủ yếu của châu phi là

Việc khai thác khoáng sản ở châu phi đã

Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là