Bước vào lớp 8 là giai đoạn vô cùng quan trọng, đây là lớp có vai trò làm bản lề mà học sinh cần trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng để chuẩn bị cho năm học lớp 9 hiệu quả. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn là một trong các môn thi vào lớp 10 nên học sinh càng phải lưu ý. Vì vậy, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp học sinh chinh phục môn Ngữ văn 8 dễ dàng hơn.
Hệ thống kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn 8 học sinh cần lưu ý
Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn này, cô Trang nhận định rằng: “Môn Ngữ văn 8 là bước chuyển giao hết sức quan trọng. Kiến thức năm học này dài hơn, khó hơn, số lượng tác phẩm nhiều hơn, học sinh phải làm quen với nhiều phương thức biểu đạt hơn. Đặc biệt, học sinh sẽ được cung cấp nhiều vốn kiến thức, kỹ năng để phục vụ cho năm học lớp 9.”
Dưới đây là hệ thống kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn 8, học sinh cần xem qua để định hình được những phần mình cần phải học trong năm học tới.
Kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn 8 | Học kỳ I | Học kỳ II |
Phần Văn bản | Ôn tập các văn bản truyện Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945; Văn bản truyện nước ngoài | Các văn bản nghị luận trung đại; Thơ và văn bản nghị luận trung đại |
Phần Tiếng Việt | Các từ loại (Trợ từ, thán từ, tình thái từ,…); Từ tượng thanh, từ tượng hình; Trường từ vựng; Biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh,… | Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói; Hành động nói; Hội thoại; Lựa chọn trật tự từ trong câu; Chữa lỗi diễn đạt, lỗi logic |
Phần Tập làm văn | Văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm; Văn thuyết minh. | Văn nghị luận (Ôn tập và củng cố kiến thức về Nghị luận văn học và nghị luận xã hội). |
Với ba phân môn chính là phần Văn bản; Tiếng Việt và Tập làm văn, mỗi phân môn sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm khác nhau: Với Văn học, các em được sống trong những dòng chảy thời gian, không gian nghệ thuật của các tác phẩm. Ở đó, ta kết nối được cảm xúc của mình, cảm xúc của tác giả và nhân vật. Đối với Tiếng Việt, giúp ta cảm nhận được sự phong phú, đa dạng và yêu thêm tiếng mẹ đẻ của mình. Còn với phần Tập làm văn, sẽ giúp học sinh luyện thêm những kỹ năng quan trọng như viết, trình bày, tư duy và phản biện.
Kinh nghiệm giúp học sinh chinh phục môn Ngữ văn 8 hiệu quả
Chuẩn bị một tâm thế vững vàng, tinh thần tự giác
Trước khi bước vào năm học mới, học sinh cần chuẩn bị kỹ càng về mặt tinh thần và cả kiến thức. Để không bị động trước nhiều bài mới và khó, các em cần chủ động lên kế hoạch học tập ngay từ hè. Đây cũng khoảng thời gian “vàng” để các em ôn tập lại kiến thức cũ và củng cố thêm kiến thức mới, tạo nền tảng vững vàng cho năm học tiếp theo.
Để chuẩn bị tốt cho môn Ngữ văn 8, học sinh nên tham khảo trước nội dung sẽ được học, đọc trước các văn bản trong sách giáo khoa, tóm tắt nội dung chính của từng bài sẽ giúp các em nhanh chóng tiếp cận bộ môn này đơn giản hơn. Hãy luôn học với tâm thế chủ động, tự giác và nghiêm túc, các em mới dễ dàng đạt được những kết quả như mong muốn.
Tạo niềm đam mê và yêu thích Văn học
Đối với môn Ngữ văn, đam mê chính là ngọn lửa để chúng ta theo đuổi, tận hưởng niềm yêu thích khi được học. Để tạo niềm đam mê, yêu thích với môn học, trước tiên học sinh nên tạo cho mình suy nghĩ tích cực về môn Văn, bỏ suy nghĩ đây là môn “phải” học, hãy nghĩ rằng Văn học chính là cuộc sống của mình.
Khi học phần Văn bản, các em hãy đặt ra một số câu hỏi “tại sao?”; “như thế nào?”; “để làm gì?” đối với tiêu đề sẽ giúp gợi sự tò mò, hứng thú trước khi bào bài học. Đồng thời, các em hãy đặt mình vào chính nhân vật để cảm nhận và trải nghiệm những tình huống đang xảy ra. Từ đó, tự khắc nhớ được lâu hơn những chi tiết, những cảm xúc của nhân vật. Tính cách nhân vật cũng sẽ bộc lộ lên từ đó. Ngoài ra, đối với một tác phẩm thơ, các bạn hãy nghĩ mình như chính nhà thơ để phân tích tác phẩm một cách hoàn thiện nhất.
Kết hợp ghi chép và ghi nhớ hiệu quả qua sơ đồ tư duy, bảng tổng kết kiến thức
Chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ chính là phương pháp tốt nhất giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức quan trọng trong sách giáo khoa. Đó cũng chính là nền tảng để các em tự tin học thêm nhiều kiến thức mở rộng, nâng cao hơn.
Bên cạnh đó, để việc ghi chép đạt hiệu quả cao nhất, học sinh có thể sử dụng kết hợp với sơ đồ tư duy hay còn gọi sơ đồ mindmap. Với loại sơ đồ này, các em có thể lựa chọn 1 hình vẽ mà mình thích như cái cây, bông hoa,… vẽ mô hình biểu tượng, lập bảng so sánh cột dọc, cột ngang để phân biệt, nhấn mạnh những điểm của đối tượng.
Nên dùng bút màu đa dạng cho bảng thêm sinh động, bắt mắt, vì não bộ chúng ta thường lưu những gì ta học được bằng hình ảnh nhanh hơn là lâu hơn rất nhiều. Vì thế một sơ đồ vẽ khoa học, đẹp mắt và còn nhiều màu sắc chắc chắn sẽ rất thú vị.
>>> Tham khảo bí kíp học Văn của học sinh giỏi tại đây <<<
Soạn bài đầy đủ giúp tự tin, tích cực khi học trên lớp
Công việc soạn bài này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Bởi việc chuẩn bị bài học mới trước khi tiếp cận sẽ giúp các em hình thành trong đầu những kiến thức căn bản nhất và khái quát nhất, tăng tính chủ động khi học trên lớp. Với thời gian 45 phút trên lớp, nếu không có sự chuẩn bị từ trước học sinh khó có thể nắm chắc được ý nghĩa của bài học, tâm lý ngại hỏi, lười trao đổi sẽ khiến việc học gặp khó khăn,…Việc chăm chú nghe giảng, lắng nghe và tiếp thu trên lớp đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức. Sự tương tác giữa giáo viên với học sinh sẽ tạo hứng thú, niềm say mê với môn học, tránh tâm lý chán nản khi học.
Trên đây là những chia sẻ của cô Thu Trang về điều kiện “cần và đủ” mà các em học sinh lớp 8 phải chuẩn bị ngay để cả năm học tốt Ngữ văn. Ngoài nắm vững kiến thức, học sinh nên hình thành tâm thế hứng khởi, tự tin chinh phục bộ môn quan trọng như Ngữ văn 8.
>>> Cô Trang tặng 3-5 bài giảng học thử MIỄN PHÍ cho các bạn học sinh chuẩn bị lên lớp 8 tại đây: https://hocmai.link/Tang-suat-hoc-thu-Van8
Đồng thời, để chủ động trang bị kiến thức môn Ngữ văn 8 ngay từ hè, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2021-2022 của HOCMAI. Chương trình được xây dựng bởi HOCMAI cùng các thầy cô tâm huyết, giàu kinh nghiệm, phong cách giảng dạy sáng tạo, gần gũi. Với hệ thống bài giảng được bám sát chương trình SGK kết hợp với bài tập tự luyện và bài tập đánh giá năng lực cuối mỗi chương học, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức Ngữ văn của mình và chủ động cải thiện phần còn yếu. Đồng thời, cha mẹ cũng dễ dàng theo sát lộ trình học và sự tiến bộ của con trong quá trình học. Phụ huynh – học sinh đăng ký ngay!