Thực tế hiện nay nhiều học sinh hiện rất ngại gặp dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Những lỗi muôn thuở mà chúng ta thường mắc phải như: quá máy móc trong tiếp cận, viết lan man không đúng trọng tâm,… Biến nỗi sợ thành sức mạnh, mời các bạn học sinh cùng tham khảo những bí kíp trong bài viết dưới đây.
Trong bài viết này, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ chia sẻ với các bạn học sinh lớp 9 đang chuẩn bị ôn thi vào lớp 10 những bí kíp chinh phục dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Kỹ năng làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 là kỹ năng quan trọng và cần thiết mà các bạn học sinh cần nắm rất chắc. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Những kiến thức cơ bản sẽ trở thành vũ khí đắc lực giúp các teen chinh phục mọi dạng bài, kể cả những bài khó nhằn nhất mà chúng ta vẫn tưởng.
Kỹ năng 1: Hiểu đúng về dạng bài Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Nghị: đưa ra ý kiến
- Luận: Bàn bạc, đánh giá
Nghị luận là đưa ra ý kiến của mình, bàn bạc, đánh giá để hướng đến về một vấn đề được yêu cầu trong đoạn thơ, bài thơ.
Kỹ năng 2: Nắm chắc những yêu cầu khi làm bài
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nghị luận về nội dung hay hình thức? Khi chúng ta xác định sai vấn đề, giống như khi bạn vào một quán gọi phở nhưng người phục vụ lại mang ra cho bạn một tô hủ tiếu, rõ ràng chúng ta cũng ăn một bát vừa có nước vừa có cái, nhưng nó không đúng yêu cầu ban đầu.
Khi làm một bài văn cũng vậy, không chỉ là dạng bài nghị luận, mà bất cứ đề bài nào bạn cũng cần tìm ra trọng tâm câu hỏi để giải quyết vấn đề.
Tìm ra luận điểm
Luận điểm chính là cái sườn giúp bạn triển khai bài viết theo đúng trọng tâm, là linh hồn liên kết các luận cứ, lý lẽ khác trong bài.
Ví dụ: Vẻ đẹp trong bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh
Luận điểm 1: Vẻ đẹp trong thời khắc giao mùa
Luận điểm 2: Những biến chuyển của thiên nhiên khi thu sang
Lưu ý đến nghệ thuật ngôn từ khi nghị luận
Ngôn ngữ của thơ có những đặc điểm riêng biệt, khác ngôn ngữ văn xuôi hay các thể loại khác. Các yếu tố chính bạn cần lưu ý khi tìm hiểu một bài thơ: nhãn tự, hình ảnh thơ, nhịp điệu, phép tu từ,…
- Nhãn tự, các từ khóa: là linh hồn, điểm sáng nổi bật của bài thơ
Ví dụ: bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là hình ảnh “sương chùng chình” - Nhịp điệu: giống như một bài hát, nhịp điệu tạo nên những tiết tấu, nhịp điệu uyển chuyển cho câu thơ
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn mây”
=> Nhịp thơ 2/2/2 tạo cảm giác ung dung, tự tại khi đọc
- Hình ảnh thơ
- Các phép tu từ
Hoàn cảnh sáng tác
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ gắn với nội dung của bài thơ, phản ánh tính hiện thực bài thơ. Hiện thực được nhìn qua lăng kính của nhà thơ, nhưng nó vẫn có những dấu vết rất rõ ràng.
Ví dụ: Tinh thần lạc quan, hào hùng trong bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” là tinh thần của thời đại “Thà đốt cháy cả dãy Trường Sơn chứ không chịu mất nước”. Cả đất nước dồn nguồn lực chi viện cho miền Nam ruột thịt, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc, kháng chiến chống thực dân Mỹ xâm lược.
>> Đăng ký nhận ngay tài liệu ôn thi vào 10 môn Ngữ văn
Sử dụng kết hợp nhiều các phép lập luận
Trong đó, học sinh nên sử dụng linh hoạt phép so sánh giúp bài làm dày hơn, sâu hơn.
Ví dụ: Khi phân tích hình hình ảnh người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bạn có thể liên hệ tới hình ảnh người lính qua các thời kỳ khác nhau.
Đưa các kiến thức lí luận vào nghị luận: Lý luận là khoa học về nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
Ví dụ: Phân tích từ “chùng chình” trong bài thơ Sang thu
Lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng làm nên thành công của tác phẩm thơ ca. Và Hữu Thỉnh đã rất tinh tế khi lựa chọn từ láy “chùng chình” cùng phép nhân hóa vào câu thơ của mình, biến hình ảnh đám mây bình thường trở nên có linh hồn, đầy cảm xúc, cũng sống động từng nhịp.
Sử dụng kiến thức lý luận
Việc lồng ghép các kiến thức lý luận vào bài viết sẽ giúp bài của chúng ta có chiều sâu hơn, tăng tính thuyết phục cho quan điểm trình bày.
Dạng bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là không chỉ là kiến thức trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 9, mà những kỹ năng này sẽ theo các bạn đến cả cấp 3. Do vậy, việc nắm vững những kỹ năng làm bài vô cùng quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ từ cô Phượng sẽ giúp các bạn tư tin hơn khi gặp những đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Kỳ thi vào 10 sắp tới gần, đây là giai đoạn quan trọng để có một bứt phá ngoạn mục. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, thay vì đi học thêm, học sinh có thể học online tại nhà. Do vậy, tinh thần tự học cực kỳ quan trọng, sẽ không có ai có thể theo sát chúng ta toàn được. Tuy nhiên, để tự lên kế hoạch ôn tập cùng những nội dung cơ bản, luyện tập và thực hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Chia sẻ cùng những lo lắng của các phụ huynh và học sinh hiện nay, HOCMAI tiếp tục triển khai Chương trình Học tốt 2020 – 2021, giúp quá trình tự học dễ dàng hơn. Với mục tiêu giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản ở lớp và vận dụng thành thạo vào giải bài tập. Chương trình có 2 khóa học chính là Khóa trang bị kiến thức cơ bản và Khóa ôn luyện với nhiều ưu điểm vượt trội chỉ có ở Học tốt 2020 -2021: Lộ trình học được xây dựng rõ ràng giúp học sinh dễ dàng theo dõi khóa học/chương trình đã đăng ký, lịch sử học gần đây… Đồng thời, với mỗi mạch kiến thức, học sinh đều sẽ trải qua các bài giảng, đề kiểm tra theo 4 bước: Trang bị kiến thức; Luyện tập cơ bản; Luyện tập thành thạo; Kiểm tra, đánh giá.
>>> Nhận ngay bài giảng và tài liệu hướng dẫn ôn thi môn Ngữ văn tại đây <<<