Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Chân trời sáng tạo có gì mới so với SGK hiện hành?

0
5473

Cùng với hai bộ sách còn lại, SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Chân trời sáng tạo sẽ chính thức được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ năm học tới.

Cấu trúc bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Chân trời sáng tạo

Ở chương trình GDPT mới, lần đầu tiên hai bộ môn Lịch sử, Địa lí được tích hợp chung thành một môn ở lớp 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt SGK môn học này của cả ba nhóm tác giả Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo.

Với quan điểm biên soạn sách theo hướng tiếp cận năng lực và tích hợp, cấu trúc mỗi bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Chân trời sáng tạo bao gồm 4 phần: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

Phần Mở đầu:

  • Yêu cầu cần đạt: Nêu lên những mục tiêu về kiến thức và kĩ năng mà các em cần đạt được sau khi học xong mỗi bài.
  • Dẫn nhập: Nêu tình huống gợi sự tò mò của học sinh để bắt đầu bài học. Không yêu cầu học sinh phải biết các câu trả lời chính xác.

Phần Hình thành kiến thức: Giới thiệu chi tiết nội dung kiến thức mới.

  • Các nguồn tư liệu: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, tư liệu viết… chất liệu hình thành nên nội dung bài học.
  • Hệ thống câu hỏi phát triển năng lực trong từng phần của mỗi bài.
Một số trang phần Lịch sử trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Chân trời sáng tạo.

Phần Luyện tập – Vận dụng:

  • Phần Luyện tập: gồm những câu hỏi, nhiệm vụ học tập nhằm ôn luyện kiến thức, kĩ năng của học sinh.
  • Phần Vận dụng: các câu hỏi vận dụng thể hiện rõ quan điểm và yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào cuộc sống.

Phần Kiến thức mở rộng và nâng cao: Chiếm từ 10-15% nội dung bài học tùy theo từng bài, nằm ở các mục “Em có biết” và “Nhân vật lịch sử” (phần Lịch sử); mục “Em có biết” (Phần Địa lí).

Điểm khác biệt của SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Chân trời sáng tạo với sách hiện hành

Một số trang phần Địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 – Bộ Chân trời sáng tạo.

Nội dung

so sánh

SGK hiện hành

SGK Lịch sử và Địa lí 6

(Chân trời sáng tạo)

Môn học

Lịch sử và Địa lí là hai môn học riêng biệt. Lịch sử và Địa lí tích hợp trong cùng một môn học.

Hình thức sách

Kênh chữ nhiều, ít hệ thống sơ đồ, bảng biểu. Kiến thức ít, tăng cường các hình ảnh, tranh, bản đồ, sơ đồ.
Một số bài kiến thức hàn lâm, vượt quá hiểu biết so với độ tuổi. Nội dung kiến thức đơn giản.
Hình thức thiết kể đơn điệu chỉ 2 màu đen, trắng. Sách được in nhiều màu.

Kết cấu chương, bài

Phần Lịch sử
– Mở đầu (2 bài) 2 phần và 4 chương (Khái quát Lịch sử thế giới cổ đại và Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X).

– Cuối mỗi chương có một bài ôn tập.

– Kế thừa hầu hết các nội dung SGK hiện hành.

– Bổ sung thêm chương “Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ X”.

– Bổ sung thêm bài “Vương quốc cổ Phù Nam”.

Phần Địa lí
– Mở đầu (1 bài) 2 phần và 2 chương (Chương I: Trái Đất và Chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất).

 

– Gồm 7 chương với 25 bài.

– Các thành phần tự nhiên được chia thành nhiều chương khác nhau.

Tiểu mục và nội dung các câu hỏi hoạt động

Tiểu mục được viết theo dạng câu hỏi. Các câu hỏi hoạt được đặt xen kẽ giữa những tiểu mục.

 

VD: Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

1. Lịch sử là gì?

2. Học Lịch sử để làm gì?
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử?

Các tiểu mục bám sát nội dung chương trình và các câu hỏi hoạt động được đặt ngay ở đầu các tiểu mục.

 

VD: Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

1. Lịch sử và môn Lịch sử

2. Vì sao phải học Lịch sử?

3. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu

Các câu hỏi hoạt động chủ yếu mang tính kiểm tra kiến thức.

 

 

VD: “Bầy người nguyên thủy sống như thế nào?”

Các câu hỏi đảm bảo sự hài hòa giữa các hoạt động kiểm tra kiến thức, rèn kĩ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thức tiễn cuộc sống của học sinh.

 

VD: “Dựa vào sơ đồ 4.1 và thông tin bên dưới, em hãy cho biết xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn nào?”

Tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp

Chủ yếu là giáo viên thuyết trình và trong quá trình đó sử dụng một số câu hỏi nêu vấn đề, một số tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ minh họa cho bài học. – Giáo viên phải đầu tư nhiều công sức suy nghĩ, chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy trên lớp.

– Trong tiết dạy, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, áp dụng nhiều hình thức dạy học, sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc lựa chọn SGK mới sẽ do các UBND tỉnh/thành phố quyết định. Các địa phương phải hoàn thành việc chọn sách trước ngày 5/4 để kịp thời chuẩn bị cho năm học mới.

Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh, Hệ thống Giáo dục HOCMAI – Nền tảng giáo dục trực tuyến số 1 tại Việt Nam đã xây dựng các kênh thông tin giúp cha mẹ cập nhật, trao đổi những thông tin, tài liệu mới nhất về chương trình GDPT mới.

Phụ huynh theo dõi ngay Fanpage Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 6 và Group Đồng hành cùng con học tốt chương trình lớp 6 mới để cùng thảo luận các thông tin liên quan.