Ngữ văn 6 Bộ Cánh diều: Thực hành đọc hiểu Ca dao Việt Nam

0
4365

Đề tài gia đình là mảnh đất màu mỡ để thi sĩ sáng tác thơ ca, không những ở thời hiện đại mà từ thời xa xưa, khi chưa có chữ viết thì đây đã là một mảnh đất để sáng tác nên những tác phẩm có ảnh hưởng trong xã hội, đặc biệt là ca dao. Ca dao Việt Nam là bài học nằm trong bài số hai sách giáo khoa Ngữ văn 6 Bộ Cánh diều.

Theo dõi bài giảng của thầy Nguyễn Thanh Toàn về bài học này trong lớp học Livestream “Học online Toán Văn cùng HOCMAI (lớp 6-9)” nhé!

Thành viên trong một gia đình là những người cùng chung một dòng máu, chung một huyết thống. Và trên thực tế, gia đình không chỉ được kết nối bằng dòng máu mà còn kết nối bằng sự yêu thương – sợi dây thiêng liêng kết nối các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình là điều đẹp đẽ mà ở đó ba mẹ yêu thương con cái, con cái lớn lên từ sự chăm sóc của ba mẹ.

Mục tiêu bài học Ca dao Việt Nam của thầy Nguyễn Thanh Toàn

  • Năng lực đọc:

  • Nhận biết được chủ đề bài ca dao.
  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức của một bài ca dao (thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, và một số biện pháp nghệ thuật) trong bài ca dao cụ thể.
  • Năng lực tự học, tự chủ:

  • Tự điều chỉnh bản thân có những hành vi, thái độ phù hợp.
  • Trau dồi, phát triển bản thân.
  • Nhân hậu, yêu thương:
  • Yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình.
  • Khám phá kiến thức

2.1. Ca dao Việt Nam:

  • Là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam
  • Tác giả: khuyết danh, sản phẩm của tập thể
  • Thể thơ: ca dao sử dụng nhiều thể thơ, nhưng phổ biến là thể thơ lục bát, mỗi bài ca dao có ít nhất 2 câu ( 1 cặp lục bát)
  • Nghệ thuật: có sự kết hợp nhiều biện pháp tu từ, phổ biến là so sánh và ẩn dụ
  • Ca dao thể hiện đời sống tình cảm của người dân lao động. Tình cảm gia đình là một trong số đó.

2.2. Làm sao để đọc bài ca dao cho hay?

  • Có thể đọc thầm, đọc thành tiếng
  • Khi đọc cần chú ý nhịp điệu, đọc diễn cảm
  • Bài học

3.1. Bài ca dao thứ nhất:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • Tìm hiểu từ khó:

  • Núi Thái Sơn: Một ngọn núi ở Trung Quốc, có ý nghĩa lớn trong Nho giáo.
  • Cù lao: Cù – lao: có nguồn gốc tiếng Hán, 2 từ đơn có nghĩa tương đương nhau, khi ghép lại được từ ghép có nghĩa là nhọc nhằn, vất vả.
  • Cù lao chín chữ/ chín chữ cù lao: chỉ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Chín chữ cù lao: sinh – cúc – phủ – súc – trưởng – dục – cổ – phục – phúc.
Nhịp thơ Vần Thanh điệu
Nhịp 2/4 câu lục

Nhịp 4/4 câu bát

Vần chân: biển Đông – mênh mông

Biến thể vần lưng

Biến thể bằng – trắc (câu 2)

Các câu khác tuân thủ luật bằng – trắc

  • Biến thể vần lưng:

Không nhận thấy có sự hiệp vần ở 2 cặp lục bát: 1-2; 3-4

  • Biến thể thanh điệu:
1 2 3 4 5 6 7 8
Lục Công cha như núi ngất trời
B T B
Bát Nghĩa mẹ như nước ngoài biển  Đông
T T B B
  • Công cha nghĩa mẹ được so sánh với những thứ lớn lao, kỳ vĩ: Công cha- núi Thái Sơn, nghĩa mẹ – nước ngoài biển Đông
  • Công cha – nghĩa mẹ là điểm tựa bền vững, luôn dẫn dắt con:

Cha – đối sánh với núi: cứng rắn

Mẹ – đối sánh với nước: mềm mại, linh hoạt

  • Biện pháp so sánh: tăng sức gợi hình, gợi cảm và những liên tưởng thú vị. Nhấn mạnh hi sinh của cha mẹ với con cái: tình cảm đó rất bền vững, dẫn dắt con trong cuộc đời. 

Hai câu thơ sau:

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • Nhấn mạnh về sự hi sinh, che chở của cha mẹ với con cái
  • Hình ảnh cù lao chính chữ/chín chữ cù lao: ẩn dụ về công đức sinh thành của cha mẹ nuôi con vất vả
  • Ghi lòng con ơi!: nhắc nhở con cái không quên cha mẹ.

3.2. Bài ca dao số 2:

Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

  • Tìm hiểu từ khó:

  • Cố: người sinh ra ông hoặc bà
  • Cội: gốc cây to, lâu năm
  • Nguồn: nơi bắt nguồn của sông hoặc suối

 

Nhịp thơ Vần Thanh điệu
Nhịp thơ: 2/4; 4/4 Vần lưng: Có ông – như sông Tuân thủ quy luật bằng – trắc

 

  • Nội dung:

  • Tình cảm gia đình được xây dựng trên mối quan hệ con cháu với các thế hệ đi trước
  • So sánh: Con người có cố có ông – như – cây có cội – sông có nguồn. Làm tăng sắc gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Đề cao tư tưởng biết ơn, trân trọng và phát huy những truyền thống gia đình

3.3. Bài ca dao số 3:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, cùng nhà cùng thân

Yêu nhau thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

  • Tìm hiểu từ khó:

  • Bác mẹ: Ở đây chỉ cha mẹ
  • Cùng thân: cùng là anh em ruột thit
  • Hai thân: chỉ thân phụ – thân mẫu, đây là từ cổ có nghĩa là cha – mẹ.
Nhịp thơ Vần
Nhịp 2/4 cho câu 6, 4/4 cho câu 8 Vần lưng: xa – nhà, chân – chân

Vần chân: cùng thân – tay chân

Thanh điệu

Anh  em nào phải người xa
B T B
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
B T B

B

  • Tình cảm anh em được cắt nghĩa trên các cơ sở:
  • Không phải người xa lạ
  • Cùng chung cha mẹ sinh ra
  • Có quan hệ máu mủ, ruột thịt

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận hai thân vui vầy

  • Sự so sánh: Yêu quý nhau – như tay chân
  • Thể hiện tình cảm anh với em trong gia đình là một sự gắn bó không thể tách rời, không thể thiếu như các bộ phận trong cơ thể.

→ Anh em gắn bó với nhau, khiến cho cha mẹ vui lòng. Đây cũng là một cách báo hiếu cha mẹ.

  • Tổng kết:

  • Vẻ đẹp tình cảm gia đình:
  • Thể loại:

Được viết theo thể thơ lục bát là chủ yếu

Nhịp thơ, cách gieo vần, thanh điệu có thể tuân thủ quy tắc trong thơ lục bát, tuy nhiên cũng có những biến thể.

  • Đề tài, chủ đề 3 bài ca dao:
  • Đề tài: ca ngợi tình cảm gia đình. Một trong những chủ đề lớn của ca dao Việt Nam.
  • Bài học: Ghi nhớ công ơn cha mẹ, trân trọng những giá trị về tình cảm gia đình, từ đó có những hành động phù hợp, phát triển bản thân, gìn giữ, phát huy những giá trị của gia đình, dòng họ

Luyện tập

  1. Suy nghĩ sơ đồ tư duy để tóm tắt bài học

Gợi ý:

Sơ đồ tư duy bài học Ca dao Việt Nam
  • Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Ca dao là gì?

  1. Khái niệm chỉ các thể loại dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người.
  2. Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng.
  3. Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác, phần lớn được viết theo thể lục bát
  4. Cả ba đáp án trên

Đáp án: C

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau:

Con người có cố có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

  1. Biện pháp nhân hoá
  2. Biện pháp so sánh
  3. Biện pháp ẩn dụ
  4. Biện pháp hoán dụ

Đáp án: B

Câu 3: Đọc câu ca dao sau đây:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

  1. Những câu hát về tình cảm gia đình
  2. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người
  3. Những câu hát than thân
  4. Những câu hát châm biếm

Đáp án: A

Kiến thức mở rộng

So sánh ca dao, dân ca

Ca dao Dân ca
  • Tác giả: tập thể, nhân dân lao động
  • Thể loại: thơ lục bát
  • Nội dung: phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
  • Tác giả: tập thể, nhân dân lao động
  • HÌnh thức: những sáng tác dân gian kết hợp với nhạc điệu, được thể hiện dưới hình thức diễn xướng
  • Nội dung tương tự ca dao

Ví dụ:

Bài ca dao: Lên chùa bẻ một cành sen

Lên chùa bẻ một cành sen

Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng

Ba cô có hẹn cùng chăng?

Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm

Cầu cho trong ấm ngoài êm

Bài dân ca: Đi cấy (Dân ca Thanh Hoá)

Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen. Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Ba bốn cô có hẹn cùng chăng, có bạn cùng chăng. Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm. Chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho trong ấm êm, ngoài lại ấm êm.

→ Trong thực tế, ca dao không tách khỏi dân ca.

Một số thể loại dân ca:

  • Miền Bắc: Xẩm chợ
  • Miền Trung: hát ví, giặm
  • Miền Nam: Hát bội

Trên đây là những chia sẻ của thầy Nguyễn Thanh Toàn về kiến thức bài học Ca dao Việt Nam nằm trong bài số hai Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Bộ Cánh diều. 

Chương trình Giáo dục phổ thông mới với nhiều đổi mới. Phụ huynh và học sinh tham khảo chương trình Học tốt lớp 6 tại HOCMAI với nhiều ưu điểm nổi bật với hệ thống video bài giảng đa dạng, chất lượng cùng đội ngũ giáo viên giỏi đến từ hai miền Nam – Bắc  tham gia giảng dạy với phong cách giảng dạy sáng tạo, kích thích trí tò mò và niềm đam mê môn học cho học sinh.

Chương trình Học tốt lớp 6 tại HOCMAI cũng cung cấp đầy đủ các khóa học bám sát bộ sách giáo khoa mới (Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống) với các môn trọng tâm là: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học. Bên cạnh đó, lộ trình học tập 4 bước khép kín: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA còn giúp học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng và gia tăng cơ hội bứt phá điểm số trong năm học lớp 6.

>>Phụ huynh, học sinh đăng ký học thử môn Ngữ văn 6 do thầy Toàn trực tiếp giảng dạy tại đây<<<

Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.