[Ngữ văn 8]: 4 dạng bài thường gặp ở chuyên đề nói quá, nói giảm – nói tránh

0
3584

Xác định biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh trong một ngữ liệu và phân tích tác dụng của nó; đặt câu có sử dụng các biện pháp tu từ trên… là những dạng bài học sinh hay gặp ở chuyên đề này. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang (giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ giúp học sinh làm tốt bài tập chuyên đề biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh thông qua việc hệ thống thành 4 dạng bài tiêu biểu. Tuy nhiên trước đó, học sinh cần nắm vững các khác niệm dưới đây.

Nói quá, nói giảm – nói tránh là gì? 

Nói quá (hay cường điệu hóa, nói thậm xưng, ngoa dụ) là biện pháp tu từ phóng đại lên tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng, con người nhằm gây ấn tượng mạnh.

Ví dụ: Hai bạn kia trông giống nhau quá/ Hai bạn kia giống nhau như hai giọt nước. Một tình thế rất nguy hiểm, gay cấn/ Một tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Trong các câu trên, hai câu in đậm có sử dụng biện pháp tu từ nói quá nhằm gợi hình ảnh, tạo ấn tượng mạnh cho câu văn. 

Phân biệt nói quá và nói khoác:

Nói quá  Nói khoác
Phóng đại sự việc nhằm tạo ấn tượng, thể hiện một ý nghĩa nào đó. Diễn tả sự việc không đúng sự thật và nó không thể xảy ra.
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Ví dụ: Hắn có thể biến hòn đá kia thành bát cơm nóng và khúc cá kho thơm phức.

Trái ngược với nói quá là biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh. Đó là cách nói tế nhị, uyển chuyển, để giảm nhẹ đi tính chất của sự việc, tránh diễn đạt thô tục, ghê sợ, làm giảm sự đau thương, mất mát… Chính vì thế, từ Hán Việt được sử dụng trong trường hợp này bởi nó thường mang sắc thái nghĩa trang trọng và lịch sự.

Khi đã nắm chắc những lý thuyết cơ bản, học sinh hãy theo dõi 4 dạng bài thường gặp trong chuyên đề như sau:

Dạng 1: Xác định biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh trong một ngữ liệu và phân tích tác dụng 

Ngữ liệu ấy có thể là một câu thơ, một đoạn văn. Theo cô Trang, với dạng bài tập này, học sinh cần nắm vững tác dụng của hai biện pháp tu từ đã nêu. Ngoài ra, học sinh lưu ý khi nói về tác dụng của biện pháp tu từ, cần chỉ rõ, không nói với tính chất chung chung.

Ví dụ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng (Huy Cận) 

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói quá để miêu tả vẻ đẹp tráng lệ, khỏe khoắn của đoàn thuyền khi lướt trên biển khơi với khí thế và khát vọng chinh phục biển cả.

Ví dụ: Bác đã lên đường theo tổ tiên/ Mác, Lênin – thế giới người hiền (Tố Hữu)

Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để giảm đi sự đau thương của việc Bác đã ra đi. Đồng thời, nhà thơ cũng nhấn mạnh tuy Bác không còn nhưng Người vẫn đi theo con đường cách mạng của những người đi trước như Mác, Lênin.

Dạng 2: Đưa ra một tình huống, đặt hai câu có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh. 

Ví dụ: Để nói về sự sợ hãi, đặt hai câu, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ kể trên.

Tôi cảm thấy sợ hãi/ Tôi sợ đến nỗi hồn xiêu phách lạc (nói quá).

Ví dụ: Để chê người khác hà tiện, học sinh có thể dùng hai câu:

Anh rất ki bo/ Anh hơi tiết kiệm rồi đấy (nói giảm nói tránh)/ Anh là người “vắt cổ chày ra nước” (nói quá).

Dạng 3: Tìm câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh

Ví dụ: để nói về thời tiết tháng 5, học sinh có thể dùng câu: Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nói quá, đề cập đến hiện tượng “ngày dài, đêm ngắn” (tháng 5) và “ngày ngắn, đêm dài” (tháng 10) do ảnh hưởng của sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Dạng 4: Đặt câu, viết văn bản có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh

Cô Trang nhận định: Với dạng bài tập này, học sinh sẽ gặp nhiều tình huống khác nhau trong đề bài, tuy nhiên ở tình huống nào, học sinh cũng nên chọn biện pháp tu từ sao cho phù hợp. Ngoài ra, các em nên tham khảo thêm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng hai biện pháp tu từ này, để trong quá trình viết văn bản, học sinh có thể sử dụng một cách chính xác nhất. 

Trên đây là 4 dạng bài tập chuyên đề biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh học sinh thường gặp trong chương trình Ngữ văn 8 học kì II. Để làm tốt bài tập phần tiếng Việt, học sinh cần nắm chắc định nghĩa, từ đó vận dụng vào giải bài tập. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung kiến thức phần Đọc – hiểu văn bản và Tập làm văn ngay từ bây giờ.

Theo đó, học sinh có thể tham khảo khóa học trực tuyến thuộc chương trình Master của HOCMAI do cô Nguyễn Thị Thu Trang trực tiếp giảng dạy. Bên cạnh giúp học sinh “lấp đầy” kiến thức cơ bản nhất, cô Trang còn đưa ra hệ thống các dạng bài tập theo chuyên đề bám sát cấu trúc câu hỏi có trong bài thi, đề kiểm tra. Ngoài ra, trong thời gian học sinh sắp bước vào kì thi giữa kì, hãy tận dụng để bổ sung kiến thức còn “hổng” và học sớm ngay tại nhà, tự tin bứt phá, chinh phục điểm cao trong các kì thi.

Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, đồng hành và chia sẻ khó khăn trong hành trình giúp con học tốt, HOCMAI dành tặng mẹ ưu đãi giảm tới 40% học phí và nhiều quà tặng khác khi đăng ký các khóa học Master và Master Z. Đây là cơ hội để phụ huynh lựa chọn được cho con một chương trình tự học online tại nhà hiệu quả và tiết kiệm, giúp con tự tin, chinh phục mọi thử thách trong năm học này.

▶ Mọi thông tin về chương trình, phụ huynh, học sinh tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY. Liên hệ ngay hotline 0962-605-340 để được tư vấn cụ thể, miễn phí!