Ngữ văn 9: Những kiến thức trọng tâm HKII xuất hiện trong đề thi vào 10

0
10740

Ngữ văn là một môn thi vô cùng quan trọng trong kỳ thi vào 10, đặc biệt trong chương trình học kỳ II của bộ môn này có nhiều kiến thức quan trọng thường xuất hiện trong đề thi chuyển cấp. Do vậy, học sinh lớp 9 cần nắm chắc hệ thống kiến thức và có phương pháp học tập hiệu quả để bứt phá điểm số môn Ngữ văn.

Theo cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết: “Kiến thức môn Ngữ văn 9 học kỳ II rất quan trọng cho kỳ thi vào 10, học sinh không nên chủ quan bởi các văn bản học nửa sau của năm học vì đề thi bao trọn kiến thức của cả năm học.” Vì vậy, học sinh 2k7 cùng xem ngay phần nội dung trọng tâm và phương pháp học bộ môn này để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào 10 nhé!

Cô Đỗ Khánh Phượng chia sẻ kiến thức và phương pháp giúp học sinh chinh phục môn Ngữ văn 9 học kỳ II

Hệ thống kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn 9 học kỳ II

Cũng giống như học kỳ I, cấu trúc chương trình Ngữ văn học kỳ II được chia thành 3 phần đơn vị kiến thức, cụ thể gồm phần Văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn.

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 – HỌC KỲ II
ĐƠN VỊ KIẾN THỨC NỘI DUNG CỤ THỂ
Văn bản nghị luận

 

Bàn về đọc sách; Tiếng nói văn nghệ; Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới;
Thơ hiện đại Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con; Mây và sóng
Truyện hiện đại Những ngôi sao xa xôi; Bố của Xi – Mông
Thơ hiện đại Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Ánh trăng
Phần tiếng Việt Khởi ngữ; Các thành phần biệt lập trong câu; Cách tạo liên kết trong câu hoặc đoạn văn; Nghĩa tường minh;  Nghĩa hàm ý
Phần tập làm văn Nghị luận xã hội; Nghị luận văn học

 

“Với từng đơn vị kiến thức môn Ngữ văn 9, các em sẽ có những điều cần lưu ý riêng, cách tiếp cận và phương pháp học khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất” – cô Phượng chia sẻ.

>>> Cô Phượng dành tặng 3-5 bài giảng HỌC THỬ môn Ngữ văn 9 cho các bạn học sinh 2k7 tại đây https://hocmai.link/Hoc-tot-Nguvan9-coPhuong-mp 

Bí kíp chinh phục môn Ngữ văn 9 học kỳ II

Phần Đọc hiểu

Để làm tốt phần Đọc – hiểu, học sinh cần nắm chắc 3 phần kiến thức. Thứ nhất là phần Văn, các em cần nắm chắc kiến thức như thông tin của tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, nắm được nội dung của đoạn văn bản và biết cách giải thích ý nghĩa nhan đề.

Với phần Tiếng Việt, học sinh cần nắm cách nhận diện từ loại, kiểu câu, thành phần câu, biện pháp tu từ, các phương châm hội thoại.

Phần Tập làm văn, các em cần nắm được kiến thức về hình thức đoạn, các phép liên kết và vận dụng các kiến thức của phần văn bản để giải quyết một vấn đề hoặc tình huống đặt ra ở phần đọc – hiểu.

Phần Nghị luận xã hội

Dạng bài văn nghị luận xã hội được chia làm ba loại nhỏ, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Khi đọc đề, thí sinh cần xác định được loại bài nghị luận xã hội vì mỗi loại sẽ có một cách làm khác nhau.

Cụ thể, đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí sẽ thiên về những vấn đề mang tính lý thuyết, như tình mẫu tử, tình đồng bào, tính trung thực, lòng dũng cảm, mục đích sống… nên các thao tác giải thích, phân tích, bình luận sẽ sử dụng nhiều. 

Đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống lại hướng vào những vấn đề thực tiễn như bạo lực gia đình, vi phạm luật giao thông, các hoạt động từ thiện, bệnh thành tích… Chính vì vậy, dạng bài này đề cao dẫn chứng. Do đó, học sinh cần lấy dẫn chứng tiêu biểu, phổ biến và biết cách phân tích dẫn chứng để đưa vào bài. Tránh tình trạng lấy dẫn chứng tràn lan, sa đà vào kể chuyện hoặc lấy dẫn chứng theo kiểu liệt kê mà không phân tích dẫn chứng.

“Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường được đưa vào các đề thi, tuy nhiên các em cần lưu ý, đó vẫn là đề nghị luận xã hội, không phải đề nghị luận văn học, nên không được sa đà vào phân tích tác phẩm. Đối với dạng đề này, học sinh phải biết mở đoạn bằng cách dẫn dắt vấn đề từ nhân vật trong tác phẩm/đoạn trích (ngữ liệu)”, cô Phượng nhấn mạnh.

Phần Nghị luận văn học

Muốn làm tốt phần này, các em nên triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Với nghị luận về truyện, các đề thường thiên về cảm nhận nhân vật văn học. Các đề nghị luận về thơ thường thiên về cảm nhận một đoạn thơ. Yêu cầu cơ bản để làm được nghị luận văn học là phải nắm được hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, nội dung chi tiết và các đặc điểm nghệ thuật cụ thể của mỗi tác phẩm.

Bên cạnh đó, để đạt điểm cao, cô Phượng lưu ý học sinh phải biết sử dụng thao tác lập luận so sánh với những văn bản có cùng chủ đề để có thể mở rộng, đào sâu vấn đề cần nghị luận, có như thế bài làm mới ấn tượng.

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp học tốt môn Ngữ văn 9 của cô Đỗ Khánh Phượng, hi vọng các em có thể áp dụng để bứt phá trong học kỳ II này và kỳ thi vào 10 sắp tới.

Để bứt phá điểm số môn Ngữ văn trong kỳ học này, học sinh có thể tham khảo và nâng cao kiến thức với khoá Học tốt môn Ngữ văn 9. Với phương pháp tiếp cận văn học một cách thực tế, cùng hơn 19 năm kinh nghiệm trong nghề, qua khóa học này, cô Phượng sẽ giúp các em xây dựng chắc kiến thức nền tảng, tạo bước đệm cho kỳ thi vào 10 và bứt phá điểm số trong các bài thi.

>>> Tham gia HỌC THỬ miễn phí khóa Học tốt Ngữ văn 9 cùng cô Phượng tại: https://hocmai.link/Hoc-tot-Nguvan9-coPhuong-mp