Ngay sau bài thi Tiếng Anh, thí sinh Hà Nội tiếp tục bước vào bài thi thứ 4 là môn Lịch sử. Đề thi phù hợp với yêu cầu của kì thi, vừa sức với thí sinh và vẫn có tính phân loại, mức phổ điểm chủ yếu ở mức 7 điểm.
Bắt đầu từ năm học 2019 – 2020, học sinh tham dự kì thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ thi thêm bài thi môn Ngoại ngữ và Lịch sử bên cạnh hai bài thi Toán và Ngữ văn. Bài thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan với 40 câu, thời gian làm bài 60 phút có dạng thức tương tự đề thi minh họa mà Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố hồi tháng 10 năm 2018.
Đề thi Lịch sử – mã đề 002:
GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ – MÃ ĐỀ 002:
Nhìn chung, đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình Lịch sử lớp 9. Các câu hỏi phủ đều các cấp độ nhận biết (60%), thông hiểu (30%) và vận dụng (10%). Trong đó, có 12 câu thuộc phần Lịch sử thế giới (chiếm 30%) và 28 câu thuộc phần Lịch sử Việt Nam (70%). Đề thi chủ yếu kiểm tra học sinh khả năng tái hiện các sự kiện, nhân vật lịch sử, bên cạnh đó các em cũng phải nắm được những đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử, có cái nhìn tổng quát xuyên suốt các vấn đề để trả lời những câu hỏi ở mức độ khó hơn.
Phần Lịch sử thế giới: Kiến thức trải đều kiến thức các chuyên đề nhưng tập trung nhiều vào chuyên đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (4/12 câu hỏi). Độ khó nhỉnh hơn so với đề so với đề thi minh họa với 60 % câu hỏi ở mức độ Nhận biết, 30% ở mức Thông hiểu và 10% ở mức độ Vận dụng. Tuy nhiên, về cơ bản học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đều có thể hoàn thành tốt.
Phần Lịch sử Việt Nam: bao gồm 28 câu hỏi, phủ các cấp độ nhưng chủ yếu vẫn đánh giá mức độ tái hiện kiến thức, không đánh đố học sinh. Trong đó, 60% câu hỏi ở mức Nhận biết, 30% câu hỏi ở mức Thông hiểu và 10% ở mức độ Vận dụng.
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, Giáo viên Lịch sử, Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định: Nhìn chung, đề thi phù hợp với yêu cầu của kì thi, vừa sức với thí sinh và vẫn có tính phân loại, mức phổ điểm chủ yếu ở mức 7 điểm.