Đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn của Thành phố Hà Nội năm nay giữ cấu trúc quen thuộc với hai phần, kiểm tra toàn diện các kiến thức tiếng Việt, văn và kĩ năng viết các đoạn văn nghị luận.
ĐÁP ÁN CHI TIẾT TỪNG CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI:
Tuy nhiên, điểm mới rất đáng chú ý trong đề thi năm nay là ở Phần II của đề thi, thay vì một đoạn văn được trích ra từ một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 thì lại là một văn bản nghị luận bàn về cách ứng xử của các bạn trẻ khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Đây có thể là một bất ngờ với các thí sinh nhưng đoạn văn bản dùng làm ngữ liệu để hỏi trong đề thi lấy nguồn từ sách giáo khoa Ngữ văn 9, các câu hỏi xoay quanh việc kiểm tra các kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc hiểu và nghị luận xã hội tương đối quen thuộc nên các em cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn.
Thầy Nguyễn Phi Hùng nhận định đề Văn vào 10 tại Hà Nội
Cụ thể, ở Phần I, đề thi hỏi về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Các câu hỏi đều kiểm tra các kiến thức cơ bản, với những dạng hỏi khá quen thuộc như xác định thể thơ, phân tích tác dụng của phép tu từ … Câu 4, yêu cầu viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ cuối bài, chiếm trọng số điểm cao nhất của đề thi, đòi hỏi các em trình bày bài không chỉ đủ ý, mạch lạc mà còn phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức đoạn văn, về phần tiếng Việt.
Phần II, khá bất ngờ với ngữ liệu đưa ra không phải là một đoạn trích trong tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 9 mà là một văn bản nghị luận bàn về cách ứng xử của tuổi trẻ trước những khó khăn của cuộc đời. Các câu hỏi về tiếng Việt (xác định phép liên kết) hay đọc hiểu văn bản đều khá cơ bản, các em chỉ cần cẩn thận là có thể dành trọn điểm số. Câu 3 của Phần II là câu yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội. Đây là một câu hỏi khá thú vị, ngay từ cách đặt vấn đề “hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình”, cũng “mở” hơn với hình thức hỏi dùng câu nghi vấn “phải chăng” khơi gợi thí sinh tự do thể hiện quan điểm cá nhân.
Nhiều bạn sẽ “thở phào” với đề thi này và yên tâm tập trung cho các môn kế tiếp.