Những cô giáo “thổi hồn” vào câu chữ và khơi gợi tình yêu Tiếng Việt cho các em học sinh

0
7175

Từ bài viết “Môn tập làm văn Tiểu học thật khó” của phụ huynh Thanh Mai đăng trên báo Dân trí trong thời gian qua đã cho thấy việc học văn và làm văn của các em học sinh hiện nay đang bị rơi vào tình trạng “rập khuôn”, khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn nhiều thiếu sót. Xuất phát từ thực tiễn trên HOCMAI hiện đón nhận thêm rất nhiều cô giáo mới sẽ giúp các em không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà còn khơi dậy lên trong các em học sinh niềm đam mê, hứng thú với môn học này.

Theo chia sẻ của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc giảng dạy môn Tiếng Việt thì một trong những yếu tố hàng đầu là giáo viên phải kích thích khả năng sáng tạo của học sinh, với những bài tập làm văn các thầy cô cũng không nên đưa ra bất kỳ khuôn mẫu nào vì như vậy sẽ làm thui chột khả năng sáng tạo của các em. Thay vào đó hãy để các em được tự do với câu chữ và ý tưởng của mình, sau đó thầy cô sẽ uốn nắn dần cho các em.

Dưới đây là “chân dung” những giáo viên mới của HOCMAI sẽ đồng hành cùng các em học sinh ở bộ môn Tiếng Việt từ lớp 3 – lớp 5. Họ là những giáo viên trẻ, sáng tạo và giàu nhiệt huyết, với kinh nghiệm giảng dạy và niềm đam mê với Tiếng Việt, họ được ví là những người “thổi hồn” vào câu chữ và khơi gợi tình yêu Tiếng Việt ở các em học sinh, giúp các em tiến bộ nhanh chóng và thấy rằng môn Tập làm văn tiểu học sẽ không… thật khó nữa!

>>> Xem thêm: Những gương mặt giáo viên Tiểu học tiêu biểu ở HOCMAI

1, Cô Đoàn Kiều Anh – Giáo viên Tiếng Việt lớp 3

Cô Đoàn Kiều Anh rất am hiểu tâm lý học sinh 

Cô Đoàn Kiều Anh hiện là giáo viên giảng dạy chính tại CLB Ngôn ngữ và EQ. Phương pháp giảng dạy của cô phù hợp với từng lứa tuổi và đối tượng, luôn tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tâm lý của học sinh để xây dựng bài giảng phù hợp nhất với các em.

Là một giáo viên trẻ, giàu nhiệt huyết nên cô Kiều Anh luôn tâm niệm rằng trong giáo dục người thầy là người dẫn dắt, gợi mở, khơi gợi cho học sinh phát triển những khả năng, năng khiếu, sự sáng tạo của riêng các em, còn bản thân học sinh chính là trung tâm. Do vậy mà trong quá trình đi dạy cô đã rút ra được phương pháp giảng dạy của riêng mình, theo cô để các em học sinh say mê với môn Tiếng Việt thì: “Tình cảm, sự quan tâm của giáo viên, không khí vui vẻ, sôi nổi… luôn là yếu tố đầu tiên giúp học sinh hào hứng với lớp học, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học. Từ đó, học sinh mới tiếp thu nội dung bài học dễ dàng và tốt hơn.”

Trong thời gian tới cô Kiều Anh sẽ đồng hành với các em học sinh ở bộ môn Tiếng Việt lớp 3. Với thế mạnh phát âm chuẩn, giọng đọc truyền cảm, chắc cô sẽ giúp các em tiến bộ nhanh và yêu thích môn học này.

2. Cô Phan Thùy Dương – Giáo viên Tiếng Việt lớp 4

Cô Phan Thùy Dương có kinh nghiệm giúp học sinh yếm kém tiến bộ trong thời gian ngắn

Xuất phát điểm là một cử nhân văn học hệ đào tạo chất lượng cao nên cô Phan Thùy Dương được học sinh và phụ huynh biết đến là một giáo viên có niềm đam mê vô cùng to lớn với môn văn. Bên cạnh đó với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy ở bậc Tiểu học nên cô Thùy Dương cho rằng với học sinh cấp 1 cần cách học trực quan, dễ hiểu.

Cô chia sẻ với mỗi học sinh giáo viên nên có một phương pháp dạy phù hợp, nghĩa là phải am hiểu về tâm lý của các em thì mới khiến các em yêu thích lớp học và tiến đến là yêu thích môn học. Cô cũng cho biết thêm trong quá trình công tác tại CLB Ngôn ngữ và EQ cô đã giúp rất nhiều học sinh từ ghét môn tiếng Việt, bị mất gốc, học yếu trở nên tiến bộ chỉ trong thời gian ngắn.

3, Cô Trần Thu Hoa – Giáo viên Tiếng Việt 5

Cô Trần Thu Hoa luôn khích lệ sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh 

Cô Trần Thu Hoa là một trong những giáo viên giảng dạy chính tại Câu lạc bộ Ngôn ngữ & EQ – Nơi giúp các em nhỏ phát triển khả năng về ngôn ngữ, tư duy và cảm xúc, tạo tiền đề để các em có thể tự tin học tập tốt khi bước vào lớp 1.

Chia sẻ về kinh nghiệm dạy môn Tiếng Việt, cô Thu Hoa cho biết để các em học sinh yêu thích và hứng thú với môn học này thì bản thân người giáo viên trước hết phải nắm vững kiến thức chuyên môn: “Mỗi giáo viên cần nắm chắc kiến thức chuyên môn, yêu thương và giúp đỡ học sinh. Đồng thời cần có những phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Không ngừng học hỏi những cái mới để phù hợp với hoàn cảnh xã hội.”

Bên cạnh đó cô cũng cho biết thêm để học sinh thích học văn và say mê môn học này thì giáo viên phải tạo điều kiện cho các em được tự do sáng tạo, sáng tạo trong khuôn khổ và định hướng của giáo viên.

>>> Xem thêm: Cô Nguyễn Thị Huệ chia sẻ về kinh nghiệm dạy Toán