Hình học lớp 6 có rất nhiều kiến thức mới mẻ đối với học sinh lớp 5 lên lớp 6, đặc biệt là phần góc và tia phân giác. Dưới đây, thầy Phạm Ngọc Hưng – Giáo viên môn Toán tại HOCMAI sẽ hệ thống cho học sinh lớp 6 những kiến thức cần nhớ về phần kiến thức này.
Những kiến thức về góc và số đo góc
Ở Hình học năm lớp 6, phần số học là phần chiếm đa số tổng thời lượng chương trình, tuy nhiên ở năm học này học sinh sẽ được tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong Hình học: phần Đường thẳng và phần Góc. Trong đó phần Góc là phần kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh.
Thầy Hưng lưu ý học sinh cần nhớ được một số khái niệm cơ bản về góc. Trong đó, thầy nhấn mạnh vào một số định nghĩa về góc như sau:
Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc.
Hai góc kề nhau là hai góc có chung gốc, có chung một tia và các tia còn lại thuộc hai nửa mặt phẳng.
Góc bẹt là góc có hai tia đối nhau. Góc bẹt thì thầy nhấn mạnh là số đo góc bẹt bằng 180 độ. Nếu chia góc bẹt thành 180 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có độ lớn là 1 độ, như vậy sẽ hình thành được các bài toán về độ như góc 30 độ, góc 60 độ, góc 90 độ,… Thầy Hưng cũng nhấn mạnh góc 60 độ thì góc đó bằng một phần ba góc bẹt, góc 90 độ góc đó bằng một nửa góc bẹt,…
Thầy Hưng hướng dẫn học sinh về góc, số đo góc và tia phân giác.
Thầy cũng đặc biệt lưu ý học sinh bài tập ghi trong vở thì nên dùng thước kẻ chứ tuyệt đối không dùng tay để vẽ. Góc là phần kiến thức đòi hỏi sự chính xác và hình thức trình bày hợp lý và đẹp mắt. Đó cũng là cách để học sinh rèn thói quen cẩn thận, trình bày đẹp để các bài kiểm tra sau này các bạn sẽ làm tốt hơn.
Góc vuông là góc có độ lớn bằng 90 độ. Để học sinh dễ hình dung về góc vuông, thầy Hưng lấy các ví dụ thực tế như: hai cạnh của quyển vở, các cạnh của hình chữ nhật tạo thành một góc vuông,…
Góc nhọn là góc có độ lớn < 90 độ.
Góc tù là góc có độ lớn > 90 độ.
Và thầy lưu ý là trong chương trình Toán lớp 6 học sinh sẽ chỉ được học về góc nhỏ hơn < = 180 độ, học sinh chưa được tìm hiểu về góc > 180 độ.
Hai góc được gọi là kề bù nếu chúng kề nhau và có tổng bằng 180 độ.
Góc phụ nhau là hai góc có tổng bằng 90 độ. Thầy nhấn mạnh các góc phụ nhau thì không cần phải chung gốc.
Những kiến thức trọng tâm về tia phân giác
Tia phân giác là phần kiến thức quan trọng để học sinh làm bài tập không chỉ năm học lớp 6 mà còn áp dụng cho các năm học sau này. Chính vì vậy, thầy Hưng cũng lưu ý học sinh cần thật chú ý khi học phần kiến thức Hình học này.
Tia phân giác trong Hình học lớp 6.
Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì góc xoz = góc xoy + góc yoz và ngược lại. Công thức này cũng tương tự như điểm nằm giữa đường thẳng, nếu M nằm giữa A và B thì AB = MA+MB.
Nếu Oy là tia phân giác của góc xoz thì tia Oy nằm giữa tia Ox và Oz, hay để dễ hiểu hơn, thầy nhấn mạnh rằng Oy sẽ chia góc xoz thành hai nửa bằng nhau hay góc xoy bằng góc yoz.
>> Học sinh tham khảo video để thực hành thêm bài tập áp dụng:
Trên đây là phần kiến thức về góc và tia phân giác mà thầy Phạm Ngọc Hưng hệ thống lại giúp học sinh có cái nhìn bước đầu về phần kiến thức này. Đồng thời, năm học mới đã bắt đầu, nếu các em vẫn còn chưa tự tin với kiến thức môn Toán thì đây là thời điểm mà các em nên trau dồi thêm kiến thức. Với mong muốn đồng hành cùng học sinh để có thể bứt phá với môn Toán trong năm học mới, HOCMAI xây dựng Chương trình Học tốt 2020-2021 là khóa học online tại nhà. Hai khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện sẽ giúp học sinh từ lớp 6-9 tự học hiệu quả tại nhà trong thời gian đầu năm học. Qua đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, kỹ năng và tạo đà bứt phá điểm số trong bài kiểm tra, bài thi sắp tới.
Phụ huynh và học sinh có thể đăng ký học thử MIỄN PHÍ khóa học tại:
https://hocmai.link/Phuong-phap-hoc-tot-toan-lop-6
Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |