Nữ sinh Hà Nội và bí quyết học tốt, học đều các môn lớp 8

0
7466

Nhờ tìm được phương pháp học hiệu quả, bạn Nguyễn Minh Huyền (Trường THCS Liên Hà, Đan Phượng, Hà Nội) đã vươn lên với nhiều thành tích cao trong năm học vừa qua như giành giải khuyến khích cấp huyện Olympic môn Ngữ Văn và đạt danh hiệu học sinh giỏi năm học lớp 8.

Minh Huyền gợi ý các “bí kíp” để các bạn học sinh có các phương pháp học tập hiệu quả. Ảnh: NVCC 

Dưới đây là 5 bí quyết học tốt đã giúp bạn đạt kết quả cao trong học tập, quý vị phụ huynh và các bạn cùng tham khảo nhé. 

1. Khởi động ngay từ hè

Hè chính là khoảng thời gian bản thân được thoải mái nhất sau một năm học căng thẳng. Do đó, các bạn hãy tận dụng để “xả hơi”, chẳng hạn đi chơi hay du lịch với gia đình. “Sau đó, bạn phải đề ra mục tiêu những thành tích mình muốn đạt trong kỳ này, hay đơn giản chỉ là những cải thiện mà bạn mong muốn. Đó có thể là đọc thuộc các văn bản thơ trước khi đến lớp, mỗi buổi tối làm 3 bài toán…Đi kèm với nó là bảng chấm điểm xem mình đã làm được đến đâu” – Huyền cho biết thêm. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ hè, học sinh có thể xem trước sách vở, đọc thêm tài liệu liên quan để vào năm học không bị bỡ ngỡ.

2. Lập thời gian biểu hợp lý và thực hiện nghiêm túc

Nữ sinh chia sẻ, để việc học không áp lực, các bạn cần có một khung thời gian làm việc hợp lý, cân bằng thời gian chơi và học, tránh trường hợp học quá nhiều mà không có giờ nghỉ giải lao. Bên cạnh đó, để việc ôn bài không nhàm chán, các bạn nên học xen kẽ môn tự nhiên và xã hội.

Để việc học không áp lực, các bạn cần có một khung thời gian làm việc hợp lý, cân bằng thời gian chơi và học.

Ví dụ bạn học được 45 phút môn Toán thì sẽ tạm dừng 10 phút để làm công việc cá nhân, ngồi dậy đi lại, vươn vai cho đỡ mỏi. Sau khi hoàn thành bài tập môn này, bạn hãy tạm rời xa các con số để chuyển sang học môn Ngữ văn với những từ ngữ uyển chuyển. Điều quan trọng cần nhớ là các bạn phải tuân thủ những gì đã tự “giao ước” trước đó, nếu không thì phải có hình phạt cụ thể như không được dùng điện thoại lướt mạng xã hội trong một khoảng thời gian…

Ngoài ra, trên lớp bạn phải luôn có tinh thần ham học hỏi, giơ tay phát biểu xây dựng bài, thấy đoạn nào khó, thắc mắc thì hỏi thầy cô để được giải đáp. Về nhà, bạn cố gắng làm đầy đủ các bài tập thầy cô đưa ra để nhớ được các kiến thức đã học ở trường.

3. Cách học và nhớ bài lâu

Cô bạn cho rằng, một trong những “bí kíp” cần nhớ là tránh tuyệt đối không được học trên giường, bàn học cần để xa phòng ngủ để không ngả lưng một chút. Các môn tự nhiên tuy cần tố chất, nhưng phải chăm chỉ luyện tập, càng làm nhiều càng lên tay, càng khó càng hay, càng khó càng phải học, cố gắng không bao giờ là thừa. Các môn xã hội cần tránh học lý thuyết suông bởi học như vậy sẽ rất khô khan, khó để nhớ lâu. Thay vào đó, bạn cần liên tưởng, đọc sách báo nhiều, tìm ý tưởng cụ thể ngoài đời sống. Các bạn không nên ngồi luôn một chỗ, thỉnh thoảng phải ngồi dậy đi lại, vươn vai để không bị nhàm chán.

Ngoài ra, cần học xen kẽ các môn, không để học nhiều môn nào đến phát ngán, học từng chút một, rồi lại lặp lại sau một khoảng thời gian. Khi bạn phát hiện mình giỏi hơn tại một môn nào đó, cần dành thời gian hơn để phát triển môn đó, nhưng đừng quá yêu mà cho “các em” khác “ra rìa”bởi học lệch rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, sau mỗi giờ học vào buổi tối, bạn nên tự thống kê những kiến thức của bản thân đã học được vào hai tờ giấy: một là những kiến thức đã nhớ sau buổi học, tờ giấy còn lại ghi chép những phần mình còn thiếu, còn quên. Sau đó, đọc lại một lượt cả hai tờ giấy để cùng ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, mình có thể dùng giấy nhớ dán vào những nơi hay đi qua như phòng ngủ, bàn học, gần giường,… để thỉnh thoảng nhẩm lại bài cũ.

4. Không quên những “mẹo” nhỏ trong học tập

Trong cặp luôn có một cuốn sổ nhỏ để ghi công thức, cách làm nên nhớ và cả những từ tiếng anh, khi cần có thể mở ra xem dễ dàng và tiện đem theo là một lưu ý nhỏ nhưng các bạn không thể bỏ qua. Cô bạn bật mí thêm: “Mỗi bạn nên có một quyển lịch bàn ghi những lịch thi, lịch kiểm tra sắp tới để dành thời gian ôn tập trước, tránh tình trạng ‘nước đến chân mới nhảy’. Điều này có thể dẫn đến việc các bạn không có đủ thời gian luyện đề, hệ thống kiến thức và không làm được bài”. Ngoài ra, bạn có thể thay phương pháp ghi chép lý thuyết thông thường bằng sơ đồ tư duy cho dễ nhớ.

5. Đừng chỉ bù đầu vào học, hãy khám phá nhiều điều mới ở tuổi dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì, học sinh sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực, gặp nhiều vấn đề khó khăn không thể giải quyết một mình. Lúc đó, bạn hãy tìm một ai đó để chia sẻ và đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất, đó có thể là bố mẹ, gia đình thầy cô. Ngoài ra, để giải tỏa những căng thẳng trong việc học, các bạn hãy tham gia phụ giúp bố mẹ ngoài giờ học. Những việc làm đơn giản có thể là làm việc nhà, trồng cây, nấu ăn… Bên cạnh đó, bạn hãy tập trung tìm ra một sở thích cá nhân như làm đồ thủ công, vẽ, khiêu vũ, chơi đàn. Khi tìm được niềm đam mê mới, bạn sẽ luôn tràn đầy hứng khởi và nhiệt huyết để có thể sẵn sàng với việc học bất cứ lúc nào. 

Để có được những thành công trên, không thể không kể đến việc Huyền đã lựa chọn được hình thức học phù hợp. Tham gia các khóa học online trong năm học lớp 8 đã giúp cô bạn có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động khác mà vẫn đảm bảo được kiến thức. Điều này vừa tiết kiệm được thời gian học thêm mà còn giúp Huyền chủ động trong học tập và tiếp thu nhiều phương pháp học mới. 

Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể tham khảo chương trình Học Tốt mà Minh Huyền đã theo học để sẵn sàng cả về kiến thức và kỹ năng cho năm học này nhé!