Tưởng như đơn giản nhưng nhiều học sinh vẫn bị nhầm giữa TỪ và TIẾNG trong môn Tiếng Việt. Đây là kiến thức cơ bản nên các bạn học sinh cần nắm chắc được định nghĩa và phân biệt được TỪ và TIẾNG trong Tiếng Việt 4.
Nhằm giúp học sinh nắm bắt và vận dụng tốt bài tập môn Tiếng Việt. Cô Vân Anh – giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI có những chia sẻ về đặc điểm riêng của từ và tiếng cũng như hướng dẫn học sinh vận dụng trực tiếp vào các dạng bài tập phân biệt.
PHÂN BIỆT TIẾNG VÀ TỪ
Tiếng: Mỗi tiếng thường có ba bộ phận:
Một số bộ phận có thể mất âm đầu, nhưng luôn luôn có thanh và vần. Không bao giờ có trường hợp mất vần và mất thanh.
Ví dụ
Học sinh cần chú ý phân biệt đến từ và tiếng:
Từ: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, được tạo nên bởi tiếng, có từ gồm một tiếng, có từ gồm hai tiếng trở lên
TIẾNG | TỪ |
Phát âm tự nhiên có thể có hoặc không có nghĩa
VD: Ăn, hí
|
Được tạo nên bởi Tiếng, bắt buộc phải có nghĩa
VD: Ăn, Cồn cào |
Như vậy, có thể thấy khái niệm TIẾNG hẹp hơn khái niệm TỪ. Nếu tiếng không có nghĩa thì phải đi kèm với một tiếng khác để hợp lại thành nghĩa lúc đó sẽ tạo thành từ.
Xem video chi tiết tại:
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập 1: Câu dưới đây có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ
Các bạn học sinh lớp 4A rất xuất sắc trong học tập.
+ Câu trên có 13 tiếng
+ Có 9 từ: Các/bạn/học sinh/ lớp 4A/rất/xuất sắc/trong/học tập.
Bài tập 2: Tìm 20 từ có một tiếng và 20 từ có hai tiếng trở lên
– 20 từ có 1 tiếng: Học, đi, làm, xinh, hiền, dữ, lạnh, nóng, cây, quả, lá, cành, hoa, bố, mẹ, xanh, đỏ, tím, thấp, cao,…
– 20 từ có 2 tiếng: Học sinh, học viên, đi đứng, xinh đẹp, nhà cửa, xanh xao, may mắn, rì rào, cơm canh, ăn uống, than tổ ong, dép cao su, ti vi, tủ lạnh, ngỡ ngàng, ngả nghiêng…
Bài tập 3: Làm thế nào để các tiếng dưới đây trở thành từ: Soa, nớt, lét, thào, bỡ, ngàng, ngạnh.
Mùi soa, non nớt, xanh lét, thì thào, bỡ ngỡ, ngỡ ngàng, ngang ngạch,…
Bài tập 4:
– Tìm từ 1 tiếng có vần A:
Ví dụ: xa, ta, ba, hà,…
– Tìm từ 2 tiếng có 1 tiếng vần A:
Xa xôi, lâu la, cây trà, chà đạp
– Gồm 2 tiếng, cả hai tiếng có vần A:
La cà, la đà,…
Bài tập 5:
Tìm từ có tiếng “THANH”: Thanh bình, thanh tú, thanh cao, thanh thanh, âm thanh,…
Tìm từ có tiếng “CÔNG”: Công bằng, công cộng, công ích, công nhân, công trường, nhân công,…
Trên đây là những kiến thức trọng tâm của chuyên đề NGHĨA và TỪ trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phụ huynh hãy tham khảo để đồng hành cùng con trong năm học mới.
Ngoài ra, để giúp các con nắm chắc kiến thức, định nghĩa và làm bài tập môn Tiếng Việt tốt hơn. HOCMAI xây dựng chương trình HỌC TỐT TIỂU HỌC 2020-2021, trong đó gồm các khóa học: Trang bị kiến thức cơ bản và ôn luyện Tiếng Việt.
Trong quá trình học, nếu có bất cứ vướng mắc nào, học sinh hoàn có thể nhờ các thầy cô tư vấn, hỗ trợ giải đáp. Các bậc phụ huynh theo sát được quá trình học tập của con thông qua tính năng học bạ điện tử, email thông báo.
>>>PHỤ HUYNH HÃY ĐĂNG KÝ CHO CON HỌC THỬ TẠI ĐÂY: https://hocmai.link/HOC_THU_TIENG_VIET_TIEU_HOC
Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |