Quy tắc viết hoa và mẹo phân biệt các âm dễ nhầm lẫn trong Tiếng Việt

0
12349

Để viết đúng chính tả, học sinh cần lưu ý phân biệt các âm dễ nhầm lẫn như: l/n, ng/ngh, g/gh, x/s, ch/tr. Ngoài ra, cần ghi nhớ các quy tắc viết hoa cơ bản trong Tiếng Việt.

Lỗi chính tả là phần mà học sinh Tiểu học thường xuyên mắc phải, khiến học sinh mất điểm đáng tiếc. Trong đó, các con không chỉ nhầm lẫn giữa các âm mà còn chưa nắm được các quy tắc viết hoa quan trọng. Hiểu được các khó khăn này của học trò, Tiến sĩ – giáo viên Trần Thị Vân Anh đã tổng hợp Chuyên đề chính tả về các quy tắc viết hoaphân biệt các âm dễ nhầm lẫn. Mời phụ huynh và học sinh tìm hiểu.

A. Mẹo phân biệt các âm dễ nhầm lẫn

1, Phân biệt l/n

– Âm “l” thường đi kèm với âm đệm
Ví dụ: luyến, loan…

– Âm “n”: không đi kèm với âm đệm
Ví dụ: nắng, núp, no,…

Trừ trường hợp đặc biệt: noãn (noãn bào).
(âm đệm: thường được ghi bằng bán âm “u” hoặc “o” và đi kèm các nguyên âm. Ví dụ: uê, uơ, uya, oa, oe).

2, Phân biệt “ng” và “ngh”, “g” và “gh”

Ngh, gh: Đi cùng các nguyên âm: i, e, ê ở phía sau.
Ví dụ: ghi, ghế, nghi, nghé,…

– Ngược lại, “ng”, “g” không đi kèm các âm trên
Ví dụ: Ngoan ngoãn, gồng gánh,…

3, Phân biệt x/s và ch/tr

– x/ch: đi kèm các âm oe, oă, oa, uê
Ví dụ: xoăn tít, xum xuê, choăng choắt.

– s/tr: Không đi kèm với oe, oă, oa, uê
Ví dụ: Trân trọng, sâu sắc, …

Cô giáo Trần Thị Vân Anh (Hocmai.vn) hướng dẫn học sinh các quy tắc chính tả cơ bản

Mời cha mẹ và học sinh tham khảo bài giảng tại:
Bài 1: Phân biệt các âm dễ nhầm lẫn trong Tiếng Việt
Bài 2: Các quy tắc viết hoa.

B. Quy tắc viết hoa cơ bản

Quy tắc viết hoa sau dấu chấm hay mở đầu các câu là điều rất quen thuộc, tuy nhiên cách viết hoa tên riêng trong Tiếng Việt lại phức tạp hơn. Cha mẹ thường chỉ quan tâm các lỗi sai phần âm tiết mà quên rằng, sai quy tắc viết hoa cũng rất hay gặp với các con đấy!

Dưới đây là ba quy tắc viết hoa thường gặp cần học sinh lưu ý:

1, Với tên riêng (người, địa danh, quốc gia)

– Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo nên tên riêng
Ví dụ: Hoàng Thị Lan, Hà nội, Việt Nam.

– Tên những danh nhân chỉ có một âm tiết mà đi kèm với những từ ông/bà/chú/bác/… thì viết hoa tất cả các chữ cái đầu cả tên và từ đi kèm.
Ví dụ: Bác Giáp, Ông Gióng,…

– Tên các địa danh chỉ có một âm tiết cũng được viết hoa tất cả các chữ cái đầu.
Ví dụ: Hồ Gươm, Tháp Bút,…

– Các địa danh kết hợp với từ chỉ hướng, viết hoa chữ cái đầu cả tên địa danh và hướng.
Ví dụ: Bắc Bộ, Tây Bắc,…

2, Tên các cơ quan, tổ chức đoàn thể bằng Tiếng Việt

– Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.
Ví dụ:
Ban / Chấp hành.
Trung ương / Đảng / Cộng sản Việt Nam.
Trường Tiểu học Thăng Long.

3, Tên riêng nước ngoài

– Tên riêng nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu như là với Tiếng Việt,
Ví dụ: Hàn Quốc, Bắc Kinh, Triều Tiên,…

– Tên phiên âm có dấu gạch nối: Viết hoa chữ cái đầu của tên quốc gia, địa danh.
Ví dụ: In – đô – nê – xi – a, Pa – ri,…

Thông qua bài giảng, cô Trần Thị Vân Anh cũng điểm qua các luật chính tả giúp học sinh phân biệt các âm dễ nhầm lẫn, đồng thời hướng dẫn học sinh viết hoa đúng quy tắc. Tin rằng đây sẽ là video vô cùng hữu ích để cha mẹ tham khảo và giúp con luyện tập.

Để con học tập và ôn luyện toàn diện hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo Chương trình Học Tốt: Các khóa học được xây dựng sát Chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục, đa dạng theo năng lực học của con. Phụ huynh sẽ được nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí về khóa học ngay tại đây nhé!