Sống trong thế kỷ XXI, học sinh cần trang bị kỹ năng phản biện

0
2042

Trong thế kỷ XXI, có 4 chữ C thế hệ trẻ cần trang bị cho mình là Collaboration (Kỹ năng hợp tác), Communication (Kỹ năng giao tiếp), Creativity (Sự sáng tạo) và Critical Thinking (Tư duy phản biện). Trong đó, muốn học tập hiệu quả, học sinh cần phải có tư duy phản biện. 

Đây là chia sẻ của ThS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI về tình trạng học sinh ngại phản biện, thiếu chủ động trong giáo dục hiện nay. 

Thiếu tư duy phản biện, học sinh sẽ trở nên nhút nhát, thu mình

Kỹ năng phản biện là kỹ năng thể hiện ý kiến cá nhân, gồm việc sử dụng những luận cứ và dẫn chứng phù hợp để bảo vệ quan điểm của mình; tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa những luận cứ, kết hợp cùng việc đánh giá, phân tích toàn diện, chặt chẽ, có chiều sâu. 

Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nâng cao kỹ năng phân tích, đưa ra quyết định. Đồng thời, các em sẽ trở nên tự tin hơn, ngôn ngữ thuyết trình lưu loát hơn, thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao giá trị bản thân. Tuy nhiên, hiện nay, trong môi trường giáo dục có một bộ phận học sinh ít đặt câu hỏi, ngại trao đổi và tranh luận. Nhiều khi thầy cô gọi học sinh lên nhận xét bài giải thì các bạn chỉ im lặng. Đặc biệt, không ít học sinh chưa hiểu bài nhưng không chịu đặt câu hỏi cho thầy cô giáo để tìm câu trả lời thỏa đáng. 

song-trong-the-ky-xxi-hoc-sinh-can-co-ky-nang-phan-bien
Là giáo viên nhiều năm, cô Thu Trang thường xuyên gặp tình trạng học sinh ngại phản biện, nêu quan điểm cá nhân.

Theo cô Trang, tình trạng học sinh không trao đổi, phản biện dẫn đến hiện tượng các em ngại suy nghĩ, “lười” tư duy, quen với những “kiến thức có sẵn” trong sách vở hay do thầy cô giáo truyền thụ. Từ đó học sinh trở nên thụ động, thiếu tự tin, nhút nhát không dám bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người hoặc thậm chí ba phải, gió chiều nào xoay chiều nấy. 

“Tư duy phản biện vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới họ đánh giá rất cao tư duy phản biện của học sinh vì nó không những giúp học sinh thể hiện quan điểm cá nhân của bản thân về bài học hay các sự kiện nổi bật được nhiều người quan tâm mà còn tạo ra môi trường học thuật, không gian trao đổi, thảo luận giữa người học với nhau”, cô Trang chia sẻ. 

Cần xóa bỏ tâm lý sợ sai, sợ bị đánh giá để bày tỏ quan điểm cá nhân 

Trao đổi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ngại phản biện, cô Thu Trang thông tin: “Nguyên nhân chủ quan bắt nguồn do tâm lý rụt rè, sợ sai vì bị đánh giá của nhiều học sinh nên các em không dám đưa ra ý kiến cá nhân. Ở trên lớp học, mỗi khi có ai đưa ra quan điểm đi ngược lại với số đông thì sẽ bị các bạn trong lớp chê cười hoặc bày tỏ thái độ không tích cực. Nếu điều này lặp đi lặp lại vài lần là học sinh đó sẽ ngại đưa ra quan điểm ngay, thậm chí sẽ không bao giờ bày tỏ ý kiến cá nhân nữa”.

Ngoài ra, ở nhiều môi trường giáo dục còn chưa tạo được không khí dân chủ, tôn trọng để các em học sinh có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân. Nhiều thầy cô còn giữ định kiến với những quan điểm được coi là “lạ”. Học sinh không muốn bản thân bị cô lập nên giữ im lặng hoặc gật đầu đồng ý theo số đông. 

Theo cô Trang, để học sinh chủ động hơn trong việc đặt câu hỏi và nâng cao tư duy phản biện thì các em cần xóa bỏ tâm lý sợ sai, sợ bị đánh giá, bảo vệ quan điểm của mình trên cơ sở lập luận hợp lý. Đồng thời các em cần trang bị cho mình vốn kiến thức xã hội sâu rộng để tự tin hơn, sẵn sàng đón nhận cái mới, ham học hỏi và cầu tiến. 

song-trong-the-ky-xxi-hoc-sinh-can-ky-nang-phan-bien
Theo cô Trang, học sinh nên chủ động bày tỏ ý kiến, xóa bỏ tâm lý sợ sai để đạt kết quả cao trong học tập. 

“Điều quan trọng nhất là học sinh nên vượt qua rào cản của việc sợ sai, sợ ngại. Các em cần chủ động đưa ra quan điểm cá nhân vì nó sẽ giúp cho các em lĩnh hội kiến thức, tiếp thu và mở rộng vốn hiểu biết của mình. Trong học tập, điều này sẽ giúp các em có kết quả học tập tốt hơn”, cô Thu Trang tâm sự. 

Thêm vào đó, giáo viên nên tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở, tôn trọng ý kiến học sinh để các em bày tỏ và bảo vệ quan điểm mà không lo sợ bị chỉ trích, bị đánh giá “khác biệt”. Trong đó, môi trường giáo dục trực tuyến với thầy cô giáo online mang đến không gian thoải mái cho học sinh trao đổi với giáo viên. Học sinh sẽ không bị lo lắng khi phản biện lại những quan điểm khác với suy nghĩ của mình. Các em sẽ chủ động học tập và nắm bắt nội dung bài học hơn. 

“Ví dụ khi tôi giảng dạy online, tôi thường đặt ra những câu hỏi vì sao hoặc quan điểm của các em như thế nào để học sinh của tôi sẽ trả lời trong phần bình luận dưới mỗi bài giảng. Với những câu hỏi thú vị hoặc thắc mắc của học sinh, tôi sẽ trao đổi qua gmail cá nhân hoặc trả lời vào những buổi học online khác”, cô Trang bộc bạch. 

Cô Trang cho rằng, chỉ khi học sinh chủ động đặt câu hỏi, không ngại sai trong học tập thì các em mới dành được những kết quả tốt đẹp nhất. Song, phụ huynh cũng nên là những người đồng hành tìm đến những phương pháp học hiệu quả như học online để giúp các em phá vỡ rào cản của việc “lười” phản biện và đón nhận kiến thức một cách tự nhiên mà không có áp lực.

Quý phụ huynh có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2019-2020 của HOCMAI. Khóa học được bám sát với những bài học có trong sách giáo khoa, được giảng dạy bởi đội ngũ thầy cô tâm huyết, có trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra phong phú và hướng dẫn cách học hiệu quả.

Mọi thắc mắc phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí nhé!