Đọc sai đề, vẽ sai hình, nhớ nhầm công thức… là những lỗi sai cơ bản mà học sinh thường mắc phải khi làm bài thi môn Toán vào lớp 10.
Với nhiều năm kinh nghiệm luyện thi môn Toán vào 10 và kinh nghiệm dạy, chấm thi cho học sinh, thầy Hồng Trí Quang đặc biệt lưu ý học sinh về những lỗi sai cơ bản thường mắc phải, dẫn đến bị mất điểm đáng tiếc khi làm bài thi.
Theo đó có 6 sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi làm bài thi môn Toán vào 10 và cần phải “tránh xa”.
Cụ thể, những lỗi sai cơ bản mà học sinh dễ mắc phải, dẫn đến bị mất điểm khi làm bài thi là:
+ Đọc sai hoặc đọc thiếu đề bài.
+ Vẽ sai hình hoặc vẽ hình bằng màu mực khác với màu mực viết.
+ Thiếu điều kiện, không loại nghiệm.
+ Tính toán sai.
+ Nhớ nhầm công thức, khái niệm, định lý.
+ Trình bày quá vắn tắt, thiếu kết luận dễ mất điểm ở một số bước.
Những lỗi sai này học sinh thường bị mắc ở từng phần, từng dạng bài. Cụ thể như sau:
Dạng bài toán về căn thức
Với dạng này nếu bài toán không cho điều kiện của biến thì cần phải xác định điều kiện, điều kiện này xuyên suốt bài toán.
Ở dạng bài toán về căn thức học sinh hay mắc phải những lỗi như: phân tích nhân tử sai, thiếu điều kiện, khai căn sai, lời giải thiếu nghiệm. Ví dụ cụ thể như sau:
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Quên đặt điều kiện là lỗi sai căn bản mà học sinh hay mắc phải
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Với dạng bài này học sinh cần lưu ý 3 vấn đề: tránh quên đặt điều kiện khi gọi ẩn, hoặc đặt điều kiện sai; các đại lượng trong bài toán phải quy về cùng 1 đơn vị, ví dụ như km, giờ, km/h. Và đặc biệt phải chú ý phần kết luận vì phần này dễ dẫn đến mất điểm.
“Ví dụ. Gọi vận tốc xe máy là x (km/h), điều kiện X thuộc N2. Điều kiện này là sai, vì vận tốc không phải lúc nào cũng phải là số tự nhiên. Tương tự như vậy với thời gian, quãng đường ta chỉ cần ghi đơn vị và điều kiện là số dương. Tuy nhiên, khi gọi ẩn là số người, số vật thì lại cần điều kiện là số tự nhiên. Các đại lượng phải được quy về cùng đơn vị tương ứng, ví dụ km, giờ, km/h. Nếu vận tốc đó của tàu chạy ngược dòng nước thì vận tộc của tàu phải lớn hơn vận tốc nước.” – Thầy Quang chia sẻ thêm.
Dạng bài đồ thị hàm số
Ở dạng bài này học sinh thường mắc một số sai lầm cơ bản như: nhận diện sai đồ thị hàm số bậc nhất và bậc hai, nhầm hoành độ, tung độ, các điểm thuộc trục tung và ngược lại…
Bên cạnh đó thầy cũng đặc biệt lưu ý học sinh một điều cần tránh ở dạng bài này như sau: “Trong chương trình thi toán chung vào lớp 10, các em không được sử dụng công thức tính độ dài đoạn thẳng, không được sử dụng điều kiện hai đường thẳng vuông góc.” Nếu áp dụng dạng công thức này thì học sinh sẽ bị mất điểm trong bài thi. Do vậy mà các bạn cần phải lưu ý để tránh phạm sai.
Dạng bài về phương trình bậc hai
Với bài toán về phương trình bậc hai, học sinh phải đặt điều kiện (nếu có), sau khi giải xong phương trình phải so sánh với điều kiện và kết luận để tránh bị sai. Đặc biệt với phần kết luận học sinh thường mắc lỗi sai rất đáng tiếc. Cụ thể như sau:
Đây là dạng bài toán hay gặp trong cấu trúc đề thi nên học sinh cần lưu ý
Những lỗi sai thường mắc phải ở phần Hình học
Phần hình học các bạn thường ít nhầm lẫn nhưng cần lưu ý để làm đúng và đạt điểm tối đa, thầy Quang lưu ý học sinh một số điều sau:
– Vẽ hình chính xác và ký hiệu đầy đủ. Chỉ đường tròn được vẽ bút chì, các đường khác vẽ cùng màu với chữ viết. Khi gọi thêm điểm ta phải giới thiệu trong bài.
– Không vẽ hình vào trường hợp đặc biệt, tránh ngộ nhận. Đề bài cho tam giác thường thì ta không nên vẽ tam giác đều, hoặc tam giác vuông…
– Ký hiệu 2 tam giác bằng nhau hoặc đồng dạng đúng thứ tự.
– Khi sử dụng định lý, hoặc dấu hiệu nào cần ghi chính xác.
– Không dùng điều đang cần chứng minh để chứng minh chính nó.
Có thể nói trên đây là những lỗi sai căn bản mà học sinh hay mắc phải trong quá trình làm bài thi môn Toán, dẫn đến bị mất điểm. Do vậy đưa ra giải pháp cho học sinh về vấn đề này thầy Quang khuyên học sinh nên luyện đề thường xuyên để qua đó trau dồi kinh nghiệm và rèn cho mình kỹ năng làm bài thi, cũng như tích lũy và nâng cao kiến thức. Trong khi làm bài thi cần đọc kỹ đề bài, tránh bỏ sót ý để không làm sai đề, khi làm bài xong thì cần kiểm tra lại một lượt để so sánh các phần với đề bài.
Để rèn luyện kỹ năng làm bài thi, thử sức với các “ma trận” đề thi sát với cấu trúc đề thi vào 10 của tỉnh/thành phố mình, học sinh 2K7 hãy tham khảo ngay khóa HM10 Luyện đề của Hệ thống Giáo dục HOCMAI – Nền tảng học trực tuyến số 1 tại Việt Nam.
Khóa học do các thầy cô giáo giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm luyện thi và chấm thi vào lớp 10 giảng dạy sẽ giúp học sinh luyện đề đạt hiệu quả, rèn luyện kỹ năng làm bài và tâm lí phòng thi để nâng cao cơ hội bứt phá điểm số khi làm bài thi chính thức.
ĐĂNG KÝ HM10 LUYỆN ĐỀ
Liên hệ hotline 0936 5858 12 để được HOCMAI tư vấn cụ thể và miễn phí! |