Thầy Vũ Văn Tuân mách học sinh bí kíp đạt điểm cao dạng bài cơ năng của vật trong Vật lí 8

0
3741

Trong chương trình Vật lí lớp 8, cơ năng của vật là kiến thức nền tảng giúp học sinh có thể xác định đúng những loại cơ năng khác nhau khi làm bài tập định lượng môn Vật lí.

Năng lượng là khả năng để làm một việc gì đó, năng lượng có ở mọi thứ trong cuộc sống. Cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng giúp con người hoạt động. Nhiên liệu cung cấp năng lượng cho xe chạy. Tay người tác động lên chiếc bút một lực làm nó chuyển động cũng gọi là năng lượng, hay nó còn được gọi là cơ năng. Thầy Vũ Văn Tuân – giáo viên bộ môn Vật lí tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh về cơ năng là gì, những dạng cơ năng của vật để học sinh có thể hiểu rõ hơn và đạt điểm cao trong bài kiểm tra hay đề thi môn Vật lí.

Lý thuyết về cơ năng học sinh cần nắm được

Trong bài giảng của mình thầy Vũ Văn Tuân đã đưa ra những vấn đề lý thuyết cơ bản về cơ năng để học sinh nắm được, từ đó có thể vận dụng vào việc làm bài tập. Cụ thể như sau:

Thầy Vũ Văn Tuân hướng dẫn học sinh bài giảng “Cơ năng của vật”

Khi một vật có khả năng thực hiện công thì được gọi là có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng được tính bằng đơn vị Jun (J).

Cơ năng có hai loại: động năng và thế năng.

Thế năng

Thế năng có hai loại: thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) và thế năng đàn hồi.

Thế năng trọng trường

Ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện càng lớn nghĩa là thế năng càng lớn. Thế năng trọng trường được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất.

Vật nằm trên mặt đất có thế năng trọng trường bằng 0. Vật có khối lượng càng lớn thì thế năng càng lớn. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào độ cao của vật so với vật mốc và khối lượng của vật.

Thế năng trọng trường được kí hiệu Wt, đơn vị tính là Jun (J).

Thế năng đàn hồi

Khi lò xò bị nén lại rồi thả nhẹ, nó sinh ra công, công này được gọi là thế năng đàn hồi. Thế năng đàn hồi phụ thuộc độ biến dạng của vật có tính đàn hồi,

Động năng

Cơ năng của vật do chuyển mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của nó càng lớn.

Động năng ký hiệu Wd, đơn vị tính Jun(J).

Cơ năng của một vật là tổng thế năng và động năng của vật đó.

Thầy Tuân lấy ví dụ minh họa về động năng

Những điều học sinh cần lưu ý khi làm bài tập cơ năng

Theo chia sẻ của thầy Tuân học sinh thường nhầm lẫn khi xác định công cơ học của vật. Do đó học sinh cần chú ý, khi một vật có khả năng sinh công (không cần phải là vật đã thực hiện công) thì vật đó có cơ năng.

Ví dụ: Một vật đang giữ ở độ cao h sao với mặt đất, nghĩa là nó có khả năng thực hiện công (giả sử khi được buông ra) nên có cơ năng.

Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh làm thật tốt dạng bài cơ năng của một vậtHi vọng những hướng dẫn của thầy Vũ Văn Tuân sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng toán này, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Vật lý năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/chương_trình_học_tốt_Vật_lý_lớp_8

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!