Ths. Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã chỉ ra một số lỗi mà học sinh thường hay mắc phải khi làm đề thi môn Ngữ văn và cách khắc phục để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới
Ngữ văn với đặc thù là môn thi tự luận được đánh giá là môn học khó đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Cô Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ôn luyện và chấm thi vào lớp 10 chia sẻ: “Nhiều học sinh than thở vì môn Ngữ văn phải viết dài, bỏ rất nhiều công sức nhưng cuối cùng kết quả vẫn không như ý. Các em cho rằng mình và môn văn “không có duyên”, môn Ngữ văn chỉ dành cho những ai có thiên khiếu nghệ thuật.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng môn Ngữ văn cũng giống như những môn Khoa học khác. Trước khi nghĩ đến việc viết hay, học sinh cần đảm bảo viết đúng, viết đủ. Nếu học sinh không biết cách học và không chịu khó rèn luyện kỹ năng làm văn thì dù cho các em có trau chuốt lời văn đến đâu cũng khó có thể đạt được điểm số như mong muốn.”
Để chinh phục điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn, trước hết các em cần tránh những lỗi sai thường gặp trong quá trình làm bài.
Không xác định được đúng dạng đề nghị luận văn học, nghị luận xã hội
Nhiều bạn học sinh sau khi đọc đề không xác định được đề bài thuộc kiểu nghị luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống, hoặc không phân biệt được sự khác nhau giữa nghị luận về tác phẩm thơ và tác phẩm truyện mà cứ triển khai, làm bài một cách chủ quan và cảm tính. Nếu ngay từ bước xác định kiểu đề bài mà học sinh xác định sai yêu cầu thì rất khó để triển khai được các luận điểm trong bài viết một cách chính xác.
Việc xác định đúng kiểu đề bài sẽ giúp học sinh hình dung được những yếu tố cơ bản của từng thể loại. Từ đó, học sinh dễ dàng chuyển về từng dạng bài và đưa ra các bước cụ thể để triển khai theo trình tự.
Lỗi trình bày, diễn đạt
Lỗi thứ hai mà rất nhiều bạn học sinh thường gặp phải là các lỗi liên quan đến trình bày và diễn đạt:
Trình bày chưa đúng bố cục của bài văn hoặc đoạn văn. Ví dụ như đề bài yêu cầu viết bài văn nhưng học sinh lại viết thành đoạn văn, hoặc ngược lại, đề bài yêu cầu viết đoạn văn nhưng lại tách ra 3 phần như 1 bài văn.
Sắp xếp ý lộn xộn, triển khai luận điểm thiếu mạch lạc, chặt chẽ. Đây là lỗi thường gặp khi học sinh không hiểu và nắm rõ đề bài cũng như cách triển khai ý đối với từng dạng. Do không nắm vững cấu trúc nên bố cục bài của các em rất lộn xộn, lập luận thiếu chặt chẽ. Các em viết lan man, dông dài, không đúng trọng tâm, trọng điểm.
Diễn đạt lặp ý, lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm, sử dụng nhiều văn nói. Đến thời điểm này, vẫn còn rất nhiều học sinh chưa phân biệt được “văn nói” và “văn viết”. Khi sử dụng “văn nói” trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta có thể chêm vào những từ như “đâu”, “cơ mà”, “thế à”, “thì”, “là”, “mà”,… Nhưng khi đã trình bày trong bài thi, học sinh phải chú ý trau chuốt về mặt ngôn từ, tránh sử dụng văn nói trong bài làm.
Ngoài ra, học sinh cũng thường mắc những lỗi liên quan đến hình thức như trình bày thiếu khoa học, gạch xóa nhiều, bổ sung ý nhưng không có chúng thích rõ ràng.
Các em cần phải nhớ rằng, một bài văn có kiến thức khá tốt nhưng chữ viết “khó đọc”, trình bày cẩu thả thì cũng có thể gây ấn tượng không tốt với người chấm thi. Do đó, để tránh bị “mất điểm” khi làm bài văn, các em cần chú ý cả hình thức và nội dung.
Lỗi kiến thức
Đây là một trong những lỗi sai rất trầm trọng và bị trừ điểm rất nặng:
Sai kiến thức cơ bản về tác phẩm. Ví dụ như làm bài về tác phẩm truyện, nhưng lại nói đó là thơ.
Nhầm lẫn kiến thức: nhầm lẫn tên tác giả, thời gian sáng tác phương thức biểu đạt, thể loại của tác phẩm,…
Chưa phân biệt đúng các khái niệm về Tiếng Việt: Ví dụ như chưa phân biệt được sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ, nhầm lẫn giữa các kiểu câu. Việc không phân biệt được đúng các khái niệm khiến học sinh bối rối và lúng túng trong quá trình làm bài. Do đó, học sinh cần nắm rất chắc các khái niệm Tiếng Việt liên quan đến từ, câu, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, phương châm hội thoại,…
Rất nhiều học sinh gặp phải tình trạng kiến thức nào cũng biết nhưng chỉ dừng lại ở mức độ “biết” chứ không hiểu sâu được vấn đề. Trong khi đó, môn Ngữ văn lại đòi hỏi các em phải vốn kiến thức chuyên sâu chứ không phải kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”:
Việc mơ hồ về kiến thức rất dễ dẫn đến các em lựa chọn sai phương thức biểu đạt cho bài viết, thậm chí là sa đề, lạc đề. Đây là điều tối kị với môn học này bởi khi đó bài làm của các em gần như là vô nghĩa.
Lỗi dùng từ, chính tả
Khi mắc những lỗi này, học sinh không bị trừ quá nhiều điểm nhưng chúng như những “hạt sạn” gây khó chịu cho người đọc, người chấm bài:
Dùng từ không phù hợp với sắc thái ý nghĩa. Ví dụ như thay vì nói “Những anh bộ đội đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc” nhưng học sinh lại diễn đạt thành “Những anh bộ đội đã bỏ mạng thân mình để bảo vệ Tổ quốc”. Hai từ “hy sinh” và “bỏ mạng” là 2 từ đồng nghĩa nhưng lại khác nhau về sắc thái ý nghĩa
Sai chính tả, thiếu dấu, thiếu nét (ví dụ như “câu truyện” và “câu chuyện”); Viết sai do đọc chệch âm, vần (như “lãng mạn” và “lãng mạng”)
Dùng từ chưa trau chuốt, có hiện tượng lặp từ và bí từ. Để khắc phục lỗi này, học sinh có thể sử dụng những từ khác đồng nghĩa để thay thế, giúp bài viết phong phú hơn.
Lỗi về sử dụng dẫn chứng
Đây là lỗi rất nhiều học sinh mắc phải. Lỗi về sử dụng dẫn chứng xảy ra trong cả bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Với kiểu bài nghị luận văn học, thường là lỗi thiếu dẫn chứng cụ thể, chỉ nhớ “mang máng” dẫn chứng nên trích dẫn rất sơ sài, chung chung.Ví dụ như trong tác phẩm “Làng” (Kim Lân) có một chi tiết là “Cổ ông lão nghẹn ắng lại. Da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được”. Đây là chi tiết và dẫn chứng các em phải nhớ khi phân tích nhân vật ông Hai. Nhưng nhiều học sinh vì không nhớ rõ chi tiết nên chỉ trình bày trong bài là “Cổ ông lão nghẹn lại. Ông lão rất sững sờ và hoảng hốt”. Như vậy, dẫn chứng học sinh đưa vào bài làm lúc này gần như mất giá trị.
Việc không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng khiến phần nghị luận trở nên hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.
Với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh thường mắc lỗi đưa dẫn chứng không tiêu biểu, thuyết phục cho luận điểm do sự thiếu đầu tư trong việc chuẩn bị dẫn chứng và kiến thức xã hội.
Một lỗi khác về dẫn chứng trong bài nghị luận xã hội học sinh thường mắc phải là đưa dẫn chứng chủ quan và cảm tính, như đưa dẫn chứng là câu chuyện của chính bản thân, của bạn bè, gia đình mình. Đây không phải những dẫn chứng tiêu biểu bởi nó thiếu đi tính khách quan và không nhiều người biết đến.
Để giúp các bạn học sinh không còn mắc phải những lỗi sai khi sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học, cô Trang đã chỉ ra một số cách lấy dẫn chứng sau: Dẫn chứng phải phù hợp với phạm vi đề bài, phải gần gũi tiêu biểu và có tính thời sự. Học sinh nên sưu tầm cho mình một vài dẫn chứng tiêu biểu, có tính thời sự, và đặc biệt là có thể sử dụng trong nhiều vấn đề khác nhau. Các em cần dành thời gian cập nhật những thông tin thời sự mới nhất, có thêm sự hiểu biết về cuộc sống xã hội sẽ là nguồn kiến thức phong phú, sinh động giúp các em hoàn thành tốt câu nghị luận xã hội.
Trên đây là 4 lỗi thường gặp khiến học sinh dễ mất điểm khi làm bài thi môn Ngữ văn. Thời gian gần đây, tính chất đề thi ngày càng đổi mới, đòi hỏi không ngừng về kiến thức và kĩ năng làm bài. Do đó, các em hãy tự trang bị thêm kiến thức, kĩ năng thông qua việc luyện đề để có thể đạt điểm số cao nhất trong các kì thi.
Để rèn luyện kỹ năng làm bài thi, tự tin chinh phục điểm số môn Ngữ văn, học sinh có thể tham khảo ngay khóa HM10 Luyện đề năm 2022 – chương trình luyện thi trực tuyến vào 10 đến từ HOCMAI – Nền tảng học online số 1 Việt Nam. HM10 Luyện đề đáp ứng được nhu cầu luyện thi vào các trường THPT công lập của học sinh cả nước, với những điểm nổi bật:
- Với mỗi khóa học tương ứng với mỗi môn, học sinh sẽ được cung cấp 10 – 12 đề thi. Các đề thi được thiết kế dưới dạng PDF cho phép học sinh dễ dàng tải về và in ra để luyện tập trước. Đặc biệt, toàn bộ đề thi này đều được xây dựng sát theo định hướng ra đề của các Sở GD&ĐT. Học sinh ở tỉnh thành nào sẽ được ôn luyện theo đúng cấu trúc đề thi của tỉnh thành đó.
- 100% câu hỏi trong đề thi được các giáo viên hướng dẫn giải chi tiết thông qua các video chữa đề. Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra đáp án, thầy cô sẽ lý giải chi tiết, nhắc lại lý thuyết liên quan, tổng kết các lỗi sai thường gặp và đưa ra các chiến thuật làm bài thi hiệu quả giúp học sinh tối ưu hóa điểm số trong từng câu hỏi
- Cùng với hệ thống để thi chuẩn hóa, khi tham gia khóa học, các em có quyền truy cập phòng luyện với hơn 10.000 câu hỏi đầy đủ các môn và trải nghiệm cảm giác làm bài, tính giờ, báo điểm như thi thật. Điều này cho phép các em rèn luyện tâm lý phòng thi và nâng cao các kĩ năng như kĩ năng kiểm soát thời gian, kĩ năng nhận biết dạng bài,…
- Đồng hành cùng các em ôn luyện online là các giáo viên luyện thi vào 10 Top đầu cả nước cùng đội ngũ chuyên môn đông đảo luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của phụ huynh, học sinh cả trong và ngoài bài học.
Đặc biệt, HM10 Luyện đề hiện cung cấp các bài giảng học thử miễn phí để học sinh được trải nghiệm và đưa ra lựa chọn phù hợp với khả năng và tốc độ tiếp thu của bản thân. Ngay từ giờ, các em có thể đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ khóa HM10 Luyện đề TẠI ĐÂY.
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ
|