Thi vào 10: Đừng vì những sai lầm nhỏ khi làm bài thi mà trượt lớp 10!

0
120

Sau một quá trính ôn luyện kỹ càng và chuẩn bị lượng kiến thức tốt trông suốt năm học để sẵn sãng cho cho kỳ thi vào 10, thì các em học sinh thường hay mắc sai lầm nhỏ dẫn đến mất điểm một cách đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý cần nhớ để hoàn thành bài thi thật tốt.

1. Trước kỳ thi vào 10

– Trước khi kỳ thi chính thức diễn ra nhiều em học sinh có tâm lý hoang mang, lo sợ và thường học bài đến khuya đẫn đến sáng hôm sau tinh thần mệt mỏi, trong thời gian làm bài không được tập trung, hay vội vàng, lạc đề và trả lời sai. Điều này cần phải tuyệt đối chú ý, ngày cuối cùng ôn tập nên để tinh thần được thoải mái và sẵn sàng nhất cho kỳ thi vì đã ôn suốt cả năm học rồi, kiến thức sẽ không được tiếp thu vào ngày cuối cùng vì vậy việc ôn nhồi nhét vào ngày cuối cùng trước khi thi không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng nữa.
– Chuẩn bị hành trang vào phòng thi  đúng và đầy đủ dụng cụ phù hợp với quy chế phòng thi…Tránh trường hợp không chuẩn bị kỹ dẫn đến tình trạng không có dụng cụ để làm bài hoặc ảnh hưởng tâm lý khi thi.

2. Trong giờ làm bài thi

a. Môn Toán:

Sau khi các tỉnh công bố đề minh họa thi vào 10 năm 2025, nhìn chung cấu trúc đề thi môn Toán có nhiều nét tương đồng so với các năm trước, khi làm bài thi học sinh cần lưu ý những lỗi thường mắc sau:
– Không đọc kỹ đề, hiểu nhầm đề. Không biết cách suy luận, phân tích đề bài, biểu thị sai mối quan hệ giữa các đại lượng trong đề bài. Quên không đặt điều kiện bài toán, tính toán bị sai trong quá trình biến đổi, hoặc diễn đạt, trình bày lời giải chưa logic.
– Đọc kỹ đề trước khi gạch ý giải ra giáp và diễn giải vào tờ bài thi: Để không bị mất điểm trong quá trình làm bài thi, học sinh cần đọc kỹ đề, tự phân dạng, phân tích các dữ liệu để giải quyết triệt để các yêu cầu mà bài toán đặt ra. Không bao giờ được phép xem qua đề thi rồi làm bài, điều này có thể dẫn đến việc suốt cả thời gian thi học sinh chỉ làm được 1 câu.

Sau đó, học sinh cần đọc lại đề, đánh giá mức độ khó, dễ, quen hay lạ…theo chủ quan của mình bởi mỗi học sinh có sở trường và mức độ khác nhau. Câu nào dễ, câu nào quen thì tiến hành làm trước. Câu khó và lạ để lại làm sau.

– Phân bổ thời gian làm bài hợp lý:: Trong khi làm bài nếu câu nào khó quá, suy nghĩ trong khoảng 15 phút mà chưa ra thì lập tức phải chuyển ngay sang làm câu khác vì thời gian làm bài có 120 phút mà cứ theo mãi 1 câu sẽ không ổn. Việc trình bày lời giải cần phải chặt chẽ, lập luận logic từng bước từng bước một chứ tuyệt đối không viết theo kiểu viết ở giấy nháp, giấy nháp khác với giấy thi”.
– Trình bày nội dung rõ ràng, đặc biệt là những câu sử dụng ký tự đặc biệt, ký hiệu toán học hoặc dấu phẩy, dấu chấm, những sai lầm nhỏ này cũng sẽ khiến các em mất điểm một cách đáng tiếc.
– Kiểm tra lại bài làm: Đây là một thói quen tốt nhằm đảm bảo chính xác câu trả lời và tránh sai sót khi làm xong bài.
-Lưu ý việc trình bày trên giấy nháp nên các em cần hết sức cẩn thận, mỗi bài toán đều có một mấu chốt, một “chìa khóa” để giải quyết nên khi nháp ra kết quả cần phải đóng khung khoanh vùng lại ngay để tiện kiểm tra lại, hoặc sau khi làm xong bài khác thì quay lại kiểm tra, khi đã gọn trong khung dễ nhìn không bị lẫn sang bài khác.

>>>Nhận ngay lộ trình ôn thi vào 10 tại đây<<<

Nguồn ảnh: Internet

b. Môn Ngữ Văn:

Trong kỳ thi vào 10, Ngữ Văn là môn bắt buộc, không ít các em học sinh đạt được điểm cao nhưng cũng nhiều em bị trừ điểm bởi những lỗi sai thường hay mắc dưới đây:

– Phân bố thời gian chưa hợp lý: Nhiều em mải làm những câu mình nắm chắc kiến thức mà bỏ qua những câu hỏi khác, hoặc trình bày quá dài dòng ở những câu hỏi điểm ít nên không còn nhiều thời gian cho những câu hỏi điểm cao. Hay một số trường hợp khác như học sinh viết mở bài quá kỹ nên đến phần thân bài bị hụt thời gian.

– Không đọc kỹ đề bài dẫn đến sai đề, lạc đề; viết lan man không đúng trọng tâm hay bỏ sót các yêu cầu phụ của bài.

– Không nêu dẫn chứng cho bài, đoạn văn nghị luận xã hội, hoặc nêu dẫn chứng không tiêu biểu. Với kiểu bài nghị luận văn học, thường là lỗi thiếu dẫn chứng cụ thể, chỉ nhớ “mang máng” dẫn chứng nên trích dẫn rất sơ sài, chung chung. Với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh thường mắc lỗi đưa dẫn chứng không tiêu biểu, thuyết phục cho luận điểm do sự thiếu đầu tư trong việc chuẩn bị dẫn chứng và kiến thức xã hội. Một lỗi khác về dẫn chứng trong bài nghị luận xã hội học sinh thường mắc phải là đưa dẫn chứng chủ quan và cảm tính, như đưa dẫn chứng là câu chuyện của chính bản thân, của bạn bè, gia đình mình. Đây không phải những dẫn chứng tiêu biểu bởi nó thiếu đi tính khách quan và không nhiều người biết đến.

– Trình bày bài ẩu, viết chữ xấu, cẩu thả, khó đọc, làm bài gạch xóa lem nhem, viết 2 màu mực, viết tắt, viết sai chính tả… – đây đều là những lỗi khiến bài làm của học sinh không được đánh giá cao.
Lưu ý: Không nên viết toàn bộ bài ra giấy nháp. Các em có thể dùng giấy nháp để ghi từ khóa của những câu trả lời, lập dàn ý cũng chỉ nên viết từ khóa, không nên viết câu, viết đoạn dài dòng, mất thời gian. Việc lập dàn ý vào giấy nháp giúp viết bài mạch lạc, có sự liên kết, không bị thiếu ý, tránh việc phải viết bổ sung ở cuối bài hay ở ngoài lề giấy.
– Đặc biệt với đề thi không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa như kỳ thi vào 10 năm 2025 thì việc đọc và hiểu biết kiến thức xã hội là vô cùng cần thiết, đề văn bám sát đời sống xã hội. Điều này sẽ làm khó đối với học sinh thích học tủ hoặc chép văn mẫu.

c. Môn Tiếng Anh

Sau đây là 8 lỗi sai thí sinh hay mắc trong bài thi vào 10 môn tiếng Anh thí sinh chuẩn bị dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội có thể tham khảo:

– Học sinh quên hoặc tô sai mã đề: Khi bắt đầu làm bài, nhiều học sinh sẽ bắt đầu làm bài luôn thay vì tô mã đề và đến cuối giờ quên không tô.

– Học sinh tô sai, lệch dòng đáp án (khi chuyển đáp án từ phần làm bài trên đề vào phiếu tô trả lời trắc nghiệm).

– Khi học sinh tô sai, đổi sang đáp án khác không tẩy sạch đáp án cũ hoặc tô không hết ô tròn trên phiếu.

– Bài đọc: Nhiều bạn chỉ đọc “key words” và vội vàng chọn đáp án khi thấy trong đáp án đó xuất hiện thông tin hoặc một vài chữ trùng với thông tin trên đề bài, chỉ ĐỌC so thông tin mà quên mất cần HIỂU thông tin đoạn văn, dẫn đến chọn đáp án sai đối với những câu cần suy luận và tư duy logic.

– Dạng bài đọc (đục lỗ): Nhiều học sinh vội vàng chọn ngay đáp án chỉ thỏa mãn trong câu cần điền, quên mất đáp án đó có thể sẽ không hợp lý khi kết hợp với câu trước đó hoặc câu sau đó ở toàn bộ đoạn văn. Sau khi chọn đáp án, học sinh cần kiểm tra lại bằng cách đọc kĩ lại toàn bộ đoạn văn từ đầu đến cuối để kiểm tra tính logic và đảm bảo việc thông hiểu toàn bộ đoạn văn.

– Bài tìm trái nghĩa: Học sinh khi làm nhanh không để ý thường tìm từ đồng nghĩa thay vì trái nghĩa vì khi đọc từ gạch chân trên đề, học sinh thường nghĩ đến từ đồng nghĩa trước tiên.

– Dạng bài tìm câu đồng nghĩa với đề bài (kỹ năng viết): Nhiều học sinh không đọc kĩ đề bài, vội vàng chọn đáp án đúng ngữ pháp thay vì đáp án đúng cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa với câu đề bài đã cho.

3. Sau bài thi

Sau khi làm bài thi xong nhiều em học sinh thường quá đặt nặng tâm lý vào những câu trả lời sai và trở nên lo lắng hoang mang. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các môn thi sau. Các em nên lưu ý khi thi xong một môn thì chỉ nên tâm trung tình thần cho môn thi tiếp theo để làm bài một cách hiệu quả nhất.
Với những lưu ý về những sai lầm thường hay mắc phải mà HOCTOT nêu ra ở bài này sẽ giúp các em làm bài thi thật tốt và không bị mất điểm một cách đáng tiếc trong bài thi vào 10 năm 2025 nhé!.

Xem thêm bài viết liên quan:

Thi vào lớp 10: Giải mã bí quyết chinh phục điểm top kỳ thi tuyển sinh vào 10

Tuyển sinh vào 10: Những thay đổi quan trọng trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025-2026

Thi vào 10: Đề minh họa thi vào 10 năm 2025 của 63 tỉnh thành học sinh nhất định phải biết!