Thi vào lớp 10: Giải mã bí quyết chinh phục điểm top kỳ thi tuyển sinh vào 10

0
89

Kỳ thi vào lớp 10 luôn luôn là một cột mốc rất quan trong của học sinh. Qua các kỳ thi vào 10 hằng năm đã chứng minh được sức nóng và độ cạnh tranh cao khiến nhiều phụ huynh và các em học sinh lo lắng.

Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 thì cần năm được cách ôn tập kiến thức, để có lượng kiến thức vừa đủ để làm bài thi mà không bị lan man trong quá trình ôn tập. Bên cạnh đó, cách thức làm bài thi cũng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả của bài thi.

I. Phương pháp ôn luyện hiệu quả

1. Lên kế hoạch chi tiết

Việc ôn luyện thi vào lớp 10 là cả một quá trình nên chúng ta không thể nóng vội, hoặc bứt tốc trong thời gian ngắn, nếu ôn luyện không có kế hoạch rõ ràng thì rất dễ sẽ phản tác dụng và dẫn đến kết quả không được như mong đợi. Vì vậy lập kế hoạch rõ ràng chi tiết và một lộ trình cụ thể là điều cần thiết.
– Phân tích đề thi: Tìm hiểu kỹ thuật cấu trúc, quan tâm từng môn học, loại câu hỏi thường gặp để xác định những phần mình cần tập trung kiểm tra.
– Xây dựng đề cương và không học tủ: Đề cương ôn tập cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 phải được hệ thống hóa từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, từ khái quát đến chi tiết. Từ đó, học sinh mới có thể nắm được kiến thức ở bậc trung học cơ sở một cách toàn diện. Ngoài ra, đề cương cũng sẽ cung cấp những nhóm kiến thức mà bạn cần tập trung ôn thêm để đạt hiệu quả tối ưu. Như vậy, việc xây dựng đề cương sẽ giúp sĩ tử có thể ôn tập theo chiều rộng lẫn chiều sâu, mà không sợ bỏ lỡ bất kỳ kiến thức nào.
– Lập lịch học cụ thể: Chia nhỏ mục tiêu thành các phần nhỏ hơn, sắp xếp thời gian học tập hợp lý cho từng môn, từng chủ đề.
– Ưu tiên các môn học khó: Đa dạng thời gian hơn cho những môn học bạn cảm thấy yếu hoặc ít thú vị.
– Giữ thời gian nghỉ ngơi: Lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý để tránh quá tải và đảm bảo hiệu quả học tập.

2. Nắm vững kiến thức nền tảng

Các bài tập, câu hỏi, mang tính vận dụng và vận dụng cao, nắm điểm số quyết định và phân luồng học sinh đều bắt nguồn từ những kiến thức cơ bản nhất vậy nên việc học chắc, nắm vững kiến thức cơ bản là vô cùng quan trọng, tránh việc chăm chú làm bài khó không giải được dẫn đến chán nản trong quá trình ôn tập. Hơn nữa, những câu hỏi về kiến thức căn bản sẽ chiếm từ 50 – 70% cấu trúc của cả bài thi, do đó nếu lơ là phần này bạn sẽ đánh mất khá nhiều điểm. Để nắm vững được kiến thức cơ bản các em cần::
– Ôn lại kiến ​​thức đã học: Đọc lại sách giáo khoa, sách ghi, tài liệu xem tập để xây dựng nền tảng kiến ​​thức.
– Làm bài tập: Luyện tập nhiều bài tập khác nhau để nắm vững các dạng bài và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.
– Tìm kiếm tài liệu tham khảo: Tham khảo thêm sách tham khảo, đề thi thử, bài thí nghiệm trực tuyến để mở rộng kiến ​​thức.

>>>>>Chinh phục điểm TOP kỳ thi vào 10 năm học 2025-2026<<<<<

Hình ảnh minh họa, nguồn ảnh: Internet

3. Tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân

Việc ôn luyện hiệu quả cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp học của bản thân, tìm ra một phương pháp học phù hợp là một điều cần thiết
– Tìm hiểu phương pháp học phù hợp: Mỗi người có một cách học khác nhau, hãy tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân (học nhóm, học một mình, học qua video,…)
– Ghi chép ngắn gọn: Tóm tắt khái niệm quan trọng vào vở để dễ dàng ôn lại.
– Sử dụng sơ đồ tư duy: Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến ​​thức, giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.
– Giải thích cho người khác: Giảng lại kiến ​​thức cho bạn bè, người thân sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn.

4. Rèn luyện kỹ năng làm bài:

– Làm đề thi minh họa: Hàng năm sở GD&ĐT sẽ công bố đề thi minh họa để thuận tiện cho việc giảng dạy và ôn tập của học sinh. Qua đề thi minh họa có thể thấy được cấu trúc, kiến thức có trong đề thi của năm đó. Việc làm đề thi minh họa cũng là một lần được trải nghiệm kỳ thi tuyển sinh vào 10 cho các em học sinh.
– Luyện đề của thi tuyển sinh vào 10 của những năm trước: Đây là một cách luyện tập hiệu quả sau khi các em ôn tập kiến thức lý thuyết. Đồng thời, việc luyện đề của các năm trước cũng giúp các sĩ tử hình dung được độ khó, làm quen với cách trình bày và ôn luyện lại các kiến thức đã học. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cải thiện những phần còn yếu, bổ sung thêm kiến thức, cũng như là nắm bắt được các thủ thuật làm bài sao cho nhanh và chính xác nhất.

– Phân bổ thời gian làm bài: Luyện tập làm bài trong thời gian quy định để rèn luyện sức mạnh thời gian trong phòng này.
Kiểm tra lại bài làm: Sau khi làm bài xong, hãy dành thời gian kiểm tra lại để tránh những sai sót không đáng có.

5. Xây dựng tinh thần thoải mái

Không nên vì quá áp lực thi cử mà gượng ép bản thân quá mức, việc có một tinh thần tốt và minh mẫn sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức ở một trạng thái tốt nhớ, kiến thức được thu nạp cũng sẽ được ghi nhớ lâu hơn. Nên kết hợp việc học tập, ăn uống đầy đủ khoa học và dành cho bạn thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ học mệt mỏi.

Nguồn ảnh: Internet

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ sẽ giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn trong quá trình học tập.
– Dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đủ chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp bạn giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe.
– Thư giãn: Nghe nhạc, đọc sách, đi dạo,… để giải tỏa căng thẳng.
Lưu ý:
– Kiên trì: Việc xem tập là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng.
– Linh hoạt: Vui lòng điều chỉnh kế hoạch học tập khi cần thiết.
-Tự tin: Hãy tự tin vào cơ thể và tin rằng mình sẽ làm được.
Tip nhỏ:
Sử dụng các ứng dụng học tập: Có rất nhiều ứng dụng học tập hữu ích trên điện thoại và máy tính, hãy tận dụng chúng để hỗ trợ quá trình học tập của mình.
Tìm kiếm sự trợ giúp: Nếu gặp khó khăn, đừng kề hỏi thầy cô, bạn bè hoặc gia đình.

II. Những thây đổi trong đề minh họa thi vào lớp 10 được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Hà Nội

1. Môn Toán

Đề thi minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán của Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2025-2026 có cấu trúc khá tương đồng so với đề thi các năm trước đó theo CT GDPT 2006. Đề thi vẫn gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, thời gian làm bài thi là 120 phút. Nội dung đề thi có sự tăng cường hợp lý một số yếu tố liên quan đến các ứng dụng thực tiễn nhằm từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học theo CT GDPT 2018.
– Nội dung kiến thức trong đề thi gồm ba mạch kiến thức là Số và Đại số, Hình học và Đo lường, Thống kê và Xác suất, bám sát CT GDPT 2018. Trong đó, mạch kiến thức Số và Đại số vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất (4,5 điểm/10 điểm). Một số kiến thức và dạng bài trong đề thi minh họa có sự tương đồng khá lớn với đề thi tuyển sinh các năm trước nhưng được giảm nhẹ về độ khó để phù hợp với CT GDPT 2018. Việc tăng cường các câu hỏi liên quan đến ứng dụng thực tiễn nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu và năng lực mô hình hóa toán học của học sinh; từ đó phân loại được thí sinh. Nhận định cụ thể về từng câu như sau:

+ Bài I. Thuộc mạch kiến thức Thống kê và Xác suất. Đây là mạch kiến thức mới trong chương trình. Các kiến thức được kiểm tra trong bài toán này bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình, không gây khó khăn và đánh đố học sinh.

+ Bài II. Thuộc mạch kiến thức Số và Đại số. Đây là câu hỏi dễ “ăn điểm”, thuộc dạng bài thường xuyên xuất hiện trong đề thi của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội từ trước đến nay.

+ Bài III. Thuộc mạch kiến thức Số và Đại số, gồm 3 ý hỏi trong đó có 2 ý hỏi liên quan đến thực tiễn, đòi hỏi thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa và dữ kiện mấu chốt để giải quyết bài toán. Bên cạnh đó, ý hỏi thứ 3 là một ý hỏi không khó, nhằm kiểm tra kiến thức về nghiệm của phương trình bậc 2.

+ Bài VI. Thuộc mạch kiến thức Hình học và Đo lường, kiểm tra kiến thức về hình học phẳng và hình khối trong thực tiễn. Ý c câu 2 (bài IV) vẫn là một câu hỏi khó nhằm phân loại thí sinh. Các dạng bài về hình khối trong thực tiễn được mở rộng và đi sâu hơn so với các đề thi trước đây theo chương trình cũ.

+ Bài V. Thuộc mạch kiến thức Số và Đại số. Đây là bài toán liên chuyên đề, không những kiểm tra tính ứng dụng thực tiễn của kiến thức về bất phương trình – bất đẳng thức mà còn kiểm tra kiến thức về hình học không gian. Để giải quyết bài toán này, học sinh cần nắm vững kiến thức, có khả năng đọc hiểu và tư duy tốt, linh hoạt trong việc biến đổi và xử lí bài toán.

2. Môn ngữ văn

a, Phần đọc hiểu

– Để đọc hiểu đúng, học sinh được giáo viên thực hiện qua các bước:

+ Cung cấp, tìm hiểu những tri thức ngữ văn (được tồng hợp từ năm học lớp 6,7,8) → từ đó vận dụng, tiếp cận các văn bản theo định hướng
+ Song song với đọc hiểu, thực hành Tiếng Việt ở mỗi chủ đề gắn bó rất là chặt chẽ với phần đọc hiểu mang tới cho học sinh nắm được trọng tâm giúp cho việc đọc hiểu văn bản trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn
+ Học sinh cần chú ý các nội dung: phương thức biểu đạt thao tác; tập luyện biện pháp tu từ, các cách liên kết và cách sử dụng từ trong câu.

b, Phần nghị luận xã hội

– Bài nghị luận bàn về những cái vấn đề mang tính thực tế trong đời sống phù hợp với lứa tuổi của học sinh

– Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 1 – 2 trang giấy thi) bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.

– Học sinh cũng cần phải đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận xã hội hoàn chình, bao gồm:

– Mở bài, thân bài, kết bài.
Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận…
Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.

c, Phần nghị luận văn học

Câu chủ đề có vai trò hết sức quan trọng, gợi ý giúp các em có thể viết câu chủ đề một cách dễ dàng hơn, cần:
– Đúng ngữ pháp: nghĩa là câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và cả trạng ngữ (nếu cần).
– Đúng chủ đề: nghĩa là nêu được vấn đề cần nghị luận, có chứa cụm từ chủ đề.
– Đúng phạm vi nghị luận: nghĩa là làm rõ đoạn văn sẽ phân tích vấn đề trong phạm vi những câu thơ, đoạn thơ, đoạn trích nào trong tác phẩm hoặc cả tác phẩm.
– Diễn đạt tốt: nghĩa là câu gọn gàng, không mắc lỗi lặp từ, đọc lên nghe xuôi tai, không trúc trắc.
=>Từ đó xác định Phạm vi nghị luận đã thể hiện rõ/ bộc lộ rõ/ khắc họa rõ chủ đề nghị luận.
Trong phạm vi nghị luận tác giả đã thể hiện/ khắc hoạ rõ nét chủ đề nghị luận gì. Mở rộng, nâng cao ý bằng cách khái quát nhân vật truyện hoặc hình tượng thơ đại diện, tiêu biểu cho ai…bằng nghệ thuật , liên hệ, kết nối giữa tác phẩm với thực tế
Với hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo về việc tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong Sách giáo khoa sẽ phần nào giảm bớt áp lực cho giáo viên và học sinh theo học lớp 9 năm nay, và dự đoán rằng, ở năm đầu tiên áp dụng (kì thi được tổ chức năm 2025) sẽ có những thay đổi nhưng không quá lớn để tránh áp lực, căng thẳng từ cả phía giáo viên, phụ huynh và đặc biệt là học sinh

3. Ôn tập môn Tiếng Anh

– So với đề thi các năm trước, đề môn tiếng Anh thi vào lớp 10 năm 2025 tại Hà Nội có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung: tập trung vào việc kiểm tra khả năng vận dụng kiến ​​thức trong thực tế và đảm bảo bám sát nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình Giáo dục phổ thông 2018
– Từ vựng được đưa ra theo các dạng dữ liệu( thông báo, chỉ dẫn, biển báo,..) xoay quanh các chủ đề, nội dung đã học. Từ đó yêu cầu học sinh phải vận dụng linh hoạt kiến ​​thức vào các ngữ cảnh thực tế , gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
Kết hợp nhiều kiến ​​thức chủ yếu trong một câu hỏi giúp tăng tính phân loại và đánh giá năng lực toàn diện của học sinh.
– Có các loại bài mới lạ , có tính năng ứng dụng cao như: sắp xếp câu để hoàn thành đoạn, chọn cụm từ và câu để hoàn thành đoạn, đọc và chọn thông tin để hoàn thành đoạn văn,…Nhìn chung, đây là một đề thi mang tính thực tiễn cao, không nặng nề lý thuyết; tập trung mạnh vào khả năng tư duy ngôn ngữ của học sinh; tránh việc học vẹt, học tủ.
Với những những phương pháp ôn thi vào lớp 10 mà HOCTOT chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp các em học sinh có thể chuẩn bị cho kỳ thi vào 10 một cách tốt nhất và đạt được kết quả mong đợi. Chúc các bạn ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thi vào lớp 10: Đề minh họa thi vào 10 năm 2025 của 63 tỉnh thành học sinh nhất định phải biết!

Tuyển sinh vào 10: Những thay đổi quan trọng trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025-2026

Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 TP. Hồ Chí Minh 2025 có gì mới?