Ôn thi vào lớp 10: 2 cách ôn tập Lịch sử hiệu quả cho học sinh mất gốc kiến thức

0
2043

TP Hà Nội đã chọn Lịch sử là một trong những môn bắt buộc trong kì thi vào lớp 10 năm 2021. Với đặc trưng nhiều mốc thời gian, sự kiện, học sinh lớp 9 cần sớm có kế hoạch ôn thi hiệu quả khi những ngày thi đang đến rất gần.  

Học Lịch sử với công thức “5W + 1H”

Đến giữa tháng 3/2021, nhiều địa phương trên cả nước đã công bố các môn thi với học sinh tham dự kì thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Trong đó, đây là năm thứ hai TP Hà Nội tiếp tục chọn môn thi thứ tư là Lịch sử bên cạnh Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh làm bài thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Các câu hỏi chủ yếu ở mức độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng. Với đặc thù nhiều kiến thức cần ghi nhớ, không ít học sinh gặp khó khăn khi ôn tập môn học này.

TS Lê Thị Thu Hương – Giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, sau khi có quyết định về môn thi thứ tư, học sinh cần tranh thủ thời gian để xây dựng ngay cho bản thân kế hoạch học và ôn tập. Đặc biệt ở thời điểm chỉ còn khoảng 2 tháng là thi thì việc các em vạch ra kế hoạch ôn tập càng chi tiết và theo sát tiến trình sẽ càng bám sát mục tiêu đặt ra.

Trước băn khoăn, lo lắng của nhiều học sinh chủ quan, không tập trung dẫn đến mất gốc kiến thức từ đầu năm học, điều quan trọng trước tiên là các em cần rà soát lại toàn bộ những kiến thức cơ bản đã được học trong chương trình lớp 9.

“Các em cần có thái độ ôn tập thực sự nghiêm túc, không nên nuôi tâm lí học tủ, học lệch mà phải học hiểu, bởi chỉ khi hiểu về lịch sử các em mới làm bài thi trắc nghiệm tốt, không dễ bị “sập bẫy” đề bài”, TS Thu Hương khẳng định.

Theo phân phối chương trình học, phần Lịch sử Việt Nam có khối lượng kiến thức nhiều hơn Lịch sử Thế giới, do đó học sinh cần phân bố thời gian cân đối.

Trước hiện tượng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khi nhớ nhầm thời gian và sự kiện lịch sử, cô Thu Hương bật mí học sinh cần lập sơ đồ tư duy hoặc học theo từng giai đoạn với bảng niên biểu ghi rõ ràng. Sau khi đã nắm được kiến thức cơ bản, các em tiến hành luyện đề và cần trao đổi ngay với giáo viên với những câu hỏi khó để không còn lúng túng khi xuất hiện trong đề thi chính thức.

Còn theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh – Giáo viên Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đối với kiến thức ôn thi vào lớp 10, các em luôn luôn nắm từ  tổng quát rồi mới đi vào học chi tiết, luyện tập với các dạng câu hỏi.

Khi ôn tập từng phần lịch sử, các em cần xác định ngay từ đầu nội dung ôn tập gồm những phần lớn, nhỏ nào; mất bao lâu để học được phần kiến thức đó.

Đối với mỗi nội dung lịch sử, các em học theo công thức “5W + 1H”. “Bên cạnh đó, với mỗi nội dung các em có thể tự nghĩ ra các phương án nhiễu có thể xảy ra. Việc này vừa giúp các em làm chủ kiến thức vừa quen với việc làm bài thi, tránh những “bẫy” có thể xuất hiện trong đề thi”, cô Tuyết Trinh bật mí.  

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

5 bước lập sơ đồ tư duy ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử

Theo TS Thu Hương, học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm những tài liệu sơ đồ tư duy môn Lịch sử trên các trang mạng học tập. Tuy nhiên, các em nên tự mình vẽ để vừa chủ động hệ thống kiến thức mỗi bài học thành các chương, giai đoạn lịch sử dễ nhớ, dễ tra cứu lại vừa phù hợp với khả năng học của bản thân.

TS Lê Thị Thu Hương lưu ý học sinh nên tự vẽ sơ đồ tư duy để ôn thi môn Lịch sử vào lớp 10 hiệu quả hơn.

Chỉ với 5 bước lập sơ đồ tư duy dưới đây, học sinh lớp 9 có thể tự học, tự ôn ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào mà vẫn dễ dàng đạt điểm cao môn Lịch sử.

Bước 1: Xác định ý chính, từ khóa chính: Sơ đồ tư duy được tạo lập từ những từ khóa chính. Đối với môn lịch sử, từ khoá là những điểm nhấn tạo ra bước ngoặt lịch sử.

Bước 2: Vẽ “lõi” kiến thức từ trung tâm tờ giấy. Học sinh nên bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy từ trung tâm tờ giấy – Đây được coi là phần lõi của sơ đồ, cũng chính là kiến thức cơ bản hoặc tên bài.

Bước 3: Vẽ những nhánh tiêu đề phụ. Từ phần lõi, học sinh sẽ tạo ra những nhánh với nội dung là những phần kiến thức nhỏ hơn cùng các tiêu đề phụ. Các tiêu đề phụ này nên sử dụng chữ in hoa và thể hiện bằng những nhánh lớn, in đậm. Những nhánh lớn cần được tô đậm hơn và bắt đầu nhỏ dần khi toả ra xa. Đặc biệt, tất cả các nhánh đều phải được kết nối với phần “lõi” của sơ đồ.

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp nhỏ hơn. Ở bước này, học sinh cần vẽ nối tiếp vào nhánh lớn để tạo ra những nhánh nhỏ hơn. Ở những nhánh nhỏ, chúng ta chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh gợi mở. Tất cả các nhánh nhỏ của một nhánh lớn nên tỏa ra từ một điểm và có cùng một màu.

Bước 5: Trang trí sơ đồ bằng hình ảnh minh họa. Lúc này, học sinh hãy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, học sinh hãy vẽ những hình ảnh có sức gợi tả tốt nhất để chỉ cần nhìn vào hình ảnh đó, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến kiến thức cần nhớ.