Tích hợp kiến thức Lí, Hóa, Sinh ở SGK Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

0
20129
SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ lần đầu được học tích hợp kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học và khoa học Trái Đất trong cùng một môn học mang tên Khoa học tự nhiên. Kế thừa nội dung từ 3 môn tương ứng ở chương trình hiện hành, môn Khoa học tự nhiên được bổ sung và cải tiến thêm để phù hợp với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT mới.

Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống có những nội dung gì?

SGK Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống là một trong những cuốn sách được Bộ Giáo dục phê duyệt và đưa vào sử dụng trong nhà trường theo chương trình GDPT mới. Sách gồm 10 chương được phân theo những mạch nội dung, tập hợp theo 4 nhóm chủ đề như: Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự biến đổi; Trái Đất và bầu trời.

Cụ thể các nội dung các chương trong SGK như sau:

Chương I: Mở đầu về Khoa học tự nhiên

Chương II: Chất quanh ta

Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng

Chương IV: Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Chương V: Tế bào

Chương VI: Từ tế bào đến cơ thể

Chương VII: Đa dạng thế giới sống

Chương VIII: Lực trong đời sống

Chương IX: Năng lượng

Chương X: Trái đất và bầu trời

Tích hợp kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học bậc THCS trong SGK Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Kiến thức Vật lí

Chương I (phần đo lường) và các chương VIII, IX, X của sách Khoa học tự nhiên 6 có nội dung tương ứng với một số chương của chương trình Vật lí lớp 6 và lớp 8 hiện hành. Nguyên nhân của sự tương ứng này là do chương trình Vật lí THCS hiện hành là chương trình đồng tâm, gồm 2 vòng là lớp 6, 7 và lớp 8, 9. Những nội dung của Vật lí lớp 6 – đầu vòng 1 sẽ được phát triển và nâng cao ở lớp 8 – đầu vòng 2.

Kiến thức Vật lí trong SGK Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống.

Khoa học Tự nhiên 6

Những phần tương ứng của Vật lí THCS

Tên chương Nội dung cơ bản Tên chương Nội dung cơ bản
Chương I: Mở đầu về khoa học tự nhiên – Giới thiệu về Khoa học tự nhiên

– Giới thiệu một số dụng cụ đo và quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

– Đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ.

Lớp 6:

 

Chương I: Cơ học

– Đo chiều dài, thể tích.

– Khối lượng. Đo khối lượng.

– Khái niệm lực. Các lực cân bằng.

– Trọng lực, trọng lượng, đơn vị lực.

– Lực đàn hồi. Đo lực.

– Khối lượng riêng và trọng lượng riêng.

– Các máy cơ đơn giản.

– Thực hành: Đo khối lượng riêng.

Chương VIII: Lực trong đời sống – Lực và tác dụng của lực.

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

– Biểu diễn lực.

– Ma sát.

– Lực cản chuyển động của nước/không khí.

– Khối lượng và trọng lượng.

– Biến dạng của lò xo.

Lớp 8:

Chương I: Cơ học

– Vector lực. Biểu diễn lực.

– Lực ma sát.

– Lực đẩy Ác-si-mét.

– Sự nổi.

Chương IX: Năng lượng – Khái niệm năng lượng.

– Một số dạng năng lượng.

– Sự chuyển hóa năng lượng.

– Bảo toàn năng lượng.

– Năng lượng hao phí.

– Năng lượng tái tạo.

– Tiết kiệm năng lượng

Lớp 8:

Chương I: Cơ học

– Công. Công suất.

– Cơ năng. Động năng.

– Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

– Nhiệt năng và nhiệt lượng.

– Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.

– Động cơ nhiệt.

Chương II: Nhiệt học
Chương X: Trái Đất và bầu trời – Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.

– Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.

– Hệ Mặt Trời.

– Ngân Hà.

Kiến thức Hóa học

Kiến thức Hóa học trong SGK Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống.

Khoa học tự nhiên 6

Những phần tương ứng của Hóa học THCS

Tên chương Nội dung cơ bản Tên chương Nội dung cơ bản
Chương II: Chất quanh ta – Mối quan hệ giữa chất và vật thể (trên cơ sở phân loại vật thể).

– Chất rất phong phú và đa dạng như vật thể.

– Chất có tính chất vật lí và tính chất hóa học.

– Chất có 3 thể tồn tại chuyển hóa qua lại.

– Chất cụ thể xem xét là oxygen (trong không khí). Không khí còn có nhiều khí khác ngoài oxygen.

Vật lí 6:

Chương II: Nhiệt học (từ bài 24 đến bài 29).

– Chất ở trong vật sống, vật không sống, vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

– Tính chất của chất. Phân biệt hiện tượng vật lí và hóa học.

– Thể lỏng, thể rắn, thể khí.

– Sự chuyển thể của chất: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sôi.

– Tính chất của oxi, điều chế và ứng dụng của oxi.

– Các thành phần của không khí.

– Các thành phần và tính chất của nước, vai trò của nước, chống ô nhiễm nguồn nước.

Hóa học 8:

Chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử.

(Bài 2: Chất)

Hóa học 8:

Chương II: Phản ứng hóa học (Bài 12: Sự biến đổi chất).

Hóa học 8:

Chương IV: Oxi. Không khí

Hóa học 8:

Chương V: Hidro – Nước (Bài 36: Nước).

Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm – Khái niệm vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm.

– Tính chất của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm.

– Thành phần của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm

– Ứng dụng của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm

Hóa học 9:

Chương IV: Hidrocacbon. Nhiên liệu

(Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên.

Bài 41: Nhiên liệu).

– Dầu mỏ.

– Trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ.

– Khí thiên nhiên

– Phân loại nhiên liệu

– Sử dụng nhiên liệu hiệu quả

– Thành phần chính có trong lúa, ngô, khoai, sắn.

– Ứng dụng của tinh bột.

– Trạng thái tự nhiên của protein (trong cơ thể người, động vật và thực vật).

– Ứng dụng của protein.

– Ứng dụng của polime: chất dẻo, cao su.

Hóa học 9:

Chương V: Dẫn xuất của hidroncacbon. Polime

(Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ.

Bài 53: Protein.

Bài 54: Polime)

Chương IV: Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. – Chất tinh khiết và hỗn hợp.

– Phân biệt, nhận ra sự khác nhau của các loại hỗn hợp, khái niệm dung dịch.

– Một số cách tách chất đơn giản.

Hóa học 8:

Chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử (Bài 2 và 3).

– Chất tinh khiết và hỗn hợp.

– Tách chất ra khỏi hỗn hợp.

– Thực hành về tính chất của chất và tách chất.

– Dung môi, chất tan, dung dịch.

– Sự hòa tan.

Hóa học 8:

Chương VI: Dung dịch

Kiến thức Sinh học

Chương V (Tế bào), chương VI (Từ tế bào đến cơ thể), chương VII (Đa dạng thế giới sống) của sách Khoa học tự nhiên 6 có nội dung tương ứng với một số chương của chương trình Sinh học lớp 6, 7 hiện hành. Tuy nhiên, nội dung các chương phần Sinh học (ở SGK Khoa học tự nhiên) mang tính khái quát, không đi sâu tìm hiểu chi tiết, cấu tạo, phân loại như một số nội dung tương ứng ở chương trình cũ.

Kiến thức Sinh học trong SGK Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống.

Khoa học tự nhiên 6

Những phần tương ứng của chương trình Sinh học THCS

Tên chương Nội dung cơ bản Tên chương Nội dung cơ bản
Chương V: Tế bào – Khái niệm tế bào.

– Hình dạng và kích thước tế bào.

– Cấu tạo và chức năng của tế bào.

– Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

– Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống.

– Thực hành quan sát tế bào.

Lớp 6:

Chương I: Tế bào thực vật.

– Mô tả được tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể thực vật.

– Các cơ quan thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

– Mô tả được các thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào thực vật.

– Mô tả được quá trình lớn lên và phân chia tế bào.

– Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát dưới kính lúp và kính hiển vi.

– Thực hành với kính xem tế bào biểu bì lá hành, tế bào cà chua.

Chương VI: Từ tế bào đến cơ thể – Từ tế bào đến mô.

– Từ mô đến cơ quan.

– Từ cơ quan đến hệ cơ quan.

– Từ cơ quan đến cơ thể.

Chương VII: Đa dạng thế giới sống – Phân loại thế giới sống.

– Sự đa dạng các nhóm sinh vật:

+ Virus và vi khuẩn.

+ Đa dạng nguyên sinh vật.

+ Đa dạng nấm.

+ Đa dạng thực vật.

+ Đa dạng động vật.

– Đa dạng sinh học:

+ Vai trò của đa dạng sinh học.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học

– Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

Lớp 6:

Chương VIII: Các nhóm thực vật

 

 

– Vai trò của tảo.

– Rêu – cây rêu.

– Quyết – cây dương xỉ.

– Hạt trần – cây thông.

– Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín.

Chương IX: Vi khuẩn – nấm – địa y

 

 

 

 

– Hình dạng, kích thước, cấu tạo, phân bố và số lượng vi khuẩn.

– Vai trò và tác hại của vi khuẩn.

– Sơ lược về virus.

– Hình dạng các loại nấm.

Lớp 7: Mở đầu các chương từ chương I đến VIII. – Sự đa dạng và phong phú thế giới động vật.

– Môi trường sống, đặc điểm, vai trò, tác hại của các đại diện trong các lớp/ngành động vật.

 

Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh, Hệ thống Giáo dục HOCMAI – Nền tảng giáo dục trực tuyến số 1 tại Việt Nam đã xây dựng các kênh thông tin giúp cha mẹ cập nhật, trao đổi những thông tin, tài liệu mới nhất về chương trình GDPT mới.

Phụ huynh theo dõi ngay Fanpage Chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 6 và Group Đồng hành cùng con học tốt chương trình lớp 6 mới để cùng thảo luận các thông tin liên quan.