Tìm hiểu về nguyên tố hóa học

0
1590

Nguyên tố hóa học không chỉ là nội dung quan trọng trong chương trình Hóa học lớp 8 mà đây còn là kiến thức nền tảng để học sinh học tốt hóa học. Trong số phát sóng thứ 7 của chương trình Học hè online cùng HOCMAI, cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội dung này. Quý phụ huynh và học sinh tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Xem đầy đủ bài giảng của cô Ngọc tại đây:

Hóa học sẽ là một môn học mới mà teen 2k8 sẽ được làm quen ở chương trình lớp 8. Đối với môn học mới với nhiều bỡ ngỡ, học sinh cần có tâm lý chuẩn bị tìm hiểu trước kiến thức ngay từ hè này, từ đó sẽ giúp việc tiếp cận một môn học mới dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Một phương pháp học thông minh giúp ghi nhớ nhanh kiến thức, tiết kiệm thời gian học đó là học theo thẻ nhớ. Trong bài giảng tìm hiểu về nguyên tố hóa học, cô Ngọc hướng dẫn học sinh chia nội dung thành 4 từ khóa quan trọng cần nhớ: Nguyên tố hóa học; Ký hiệu hóa học; Nguyên tử khối; Đơn vị Cacbon.

I. Tìm hiểu về khái niệm nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa: 

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. 

Như vậy, Số Proton (P) là số đặc trưng của nguyên tố hóa học.

2. Ký hiệu nguyên tố hóa học:

Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết kiểu in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.

Một số ví dụ về kí hiệu nguyên tố hóa học:

II. Tìm hiểu về nguyên tử khối. Xác định nguyên tử khối của một nguyên tố.

Người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm một đơn vị khối lượng cho nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon (viết tắt là đ.v.C, kí hiệu quốc tế là u).

Dựa trên đơn vị các bon đã quy ước, học sinh có thể tính được khối lượng của các nguyên tử khác.

Ví dụ: 

  • H = 1 đ.v.C
  • O = 16 đ.v.C
  • Ca = 40 đ.v.C
  • Fe = 56 đ.v.C
  • N = 14 đ.v.C

Kết luận: Nguyên tử khối chính là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Cách viết: Có thể bỏ bớt các chữ đ.v.C sau giá trị của nguyên tử khối.

Ví dụ:

  • H = 1 đ.v.C >>> H = 1
  • O = 16 đ.v.C >>> O = 16
  • Ca = 40 đ.v.C >>> Ca = 40
  • Fe = 56 đ.v.C >>> Fe = 56
  • N = 14 đ.v.C >>> N = 14

Trên đây là những hướng dẫn của cô Ngọc về nội dung kiến thức nguyên tố hóa học. Để nắm vững và củng cố thêm kiến thức, các bạn học sinh nên ghi chép lại những nội dung kiến thức quan trọng và làm các dạng bài tập liên quan. Ngoài ra, học sinh có thể lập sơ đồ tư duy dựa trên từ khóa của bài học để ghi nhớ kiến thức theo hệ thống logic, giúp vận dụng hiệu quả khi làm bài tập.


Đồng thời, để chủ động trang bị kiến thức sớm ngay tại nhà, quý phụ huynh và học sinh tham khảo thêm Chương trình học tốttại HOCMAI. Chương trình trang bị đầy đủ tất cả các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9. Khóa học kết hợp chu trình 4 bước HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA sẽ giúp học sinh tăng hiệu quả tự học tại nhà. Qua đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, kỹ năng và tạo đà sẵn sàng  bứt phá điểm số trong các bài kiểm tra. Tham khảo ngay tại đây!