Hướng dẫn tính tổng của dãy số tự nhiên theo quy luật cực hay!

0
83190

Tính tổng của dãy số tự nhiên theo quy luật là phần tính toán quan trọng trong chủ đề: “Dãy quy luật”. Cùng ôn lại và luyện tập thêm các dạng bài tập liên quan qua bài giảng dưới đây.

 

I/ Tổng hợp kiến thức.

1. Điều kiện để tính tổng của dãy số tự nhiên

Để có thể tính tổng của một dãy số, điều kiện là dãy số đó phải có nhiều số tự nhiên. Dãy số không nhất thiết toàn bộ phải là số dương hoặc số âm mà có thể bao gồm cả 2 số dương và số âm và phải thỏa mãn là dãy số cách đều.

2. Phương pháp giải bài toán tính tổng của dãy số tự nhiên

Để có thể giả được dạng toán này, các em học sinh cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy

Cách tính số số hạng như sau:

Số số hạng = (Số hạng lớn nhất của dãy – số hạng bé nhất của dãy): khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1

Bước 2: Tính tổng của dãy

Cách tính tổng của dãy số như sau:

Tổng của dãy = (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy) x số số hạng có trong dãy : 2

2 bước trên chính là cách tính dãy số cách đều. Các em học sinh có thể hoàn toàn áp dụng trực tiếp với các cả các dạng bài liên quan tới tính tổng dãy số tự nhiên.

Ví dụ 1:  Cho một dãy số cách đều: 1; 3; 5; 7; 9; …; 2017. Tìm số số hạng.

Số đầu là: 1

Số cuối là: 2017

Khoảng cách giữa 2 số hạng trong dãy số cách đều: 2 

SSH (Số số hạng) = (2017 – 1) : 2 + 1 = 1009 

Thầy Mẫn nhắc lại kiến thức quan trọng về tính tổng dãy số theo quy luật

Ví dụ 2: Cho một dãy số cách đều: 0; 3; 6; 9; …Tìm số hạng thứ 51.

Số đầu là: 0

Khoảng cách giữa 2 số hạng trong dãy số cách đều: 3

Số hạng thứ 51 = (51 – 1) x 3 + 0 = 150

 

Nắm trọn kiến thức ôn thi vào lớp 6 đạt điểm cao với bộ sách

 

II/ Các dạng bài tập vận dụng

Bài tập 1: Cho dãy số: 1; 4; 7; 10; 13; …

a) Tìm số hạng thứ 100 của dãy.

b) Hãy cho biết, trong các số 2016; 2017; 2018 số nào thuộc dãy? Là số hạng thứ bao nhiêu của dãy?

Hướng dẫn giải:

a) 

– Số đầu là: 1

– Khoảng cách giữa hai số hạng trong dãy số cách đều: 3

– Số hạng thứ 100 = (100 – 1) x 3 + 1 = 298

b) Vì khoảng cách giữa các số hạng là 3, số hạng đầu tiên là 1 => Các số đều là chia 3 dư 1.

Xét ba số: 2016; 2017; 2018 xem số nào có đặc điểm tương tự (Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 3).

2016: Có tổng các chữ số là 9 nên chia hết cho 3

2017: Có tổng các chữ số là 10, chia 3 dư 1

2018: Có tổng các chữ số là 11, chia 3 dư 2

Vậy, 2017 là số thuộc dãy, và là số hạng thứ: (2017 – 1) : 3 + 1 = 673

Bài tập 2: 

a) Cho dãy số: 1; 6, 11; 16; …; 256. Dãy này có … số hạng.

b) Số hạng thứ 18 của dãy số: 2; 4; 6; 8; 10; … là số …

c) Số hạng thứ 26 của dãy số: 1; 5; 9; 13; 17; … là số …

d) Số hạng thứ 25 của dãy số: 2; 5; 8; … là …

Hướng dẫn giải:

  1. a) Số số hạng = (256 – 1) : 5 + 1 = 52
  2. b) Số hạng thứ 18 = (18 – 1) x 2 + 2 = 36
  3. b) Số hạng thứ 26 = (26 – 1) x 4 + 1 = 101
  4. d) Số hạng thứ 25 = (25 – 1) x 3 + 2 = 74

Bài tập 3: Chia dãy nhóm số tự nhiên sau:

(1), (2, 3), (4, 5, 6), (7, 8, 9, 10), (11, 12, 13, 14, 15), …

a) Tìm số hạng đầu tiên của nhóm thứ 50.

b) Tính tổng các số thuộc nhóm thứ 50.

c) Tính tổng các số thuộc 50 nhóm đầu tiên.

Hướng dẫn giải:

a) Nhận xét:

Nhóm 1 có 1 số hạng;

Nhóm 2 có 2 số hạng;

Nhóm 3 có 3 số hạng;

=> Nhóm thứ n có n số hạng.

Nhóm 1: (1)                                     –  

Nhóm 2: (2; 3)

Nhóm 3: (4; 5; 6)

Nhóm n: 1 + 2 + 3 + .. + (n – 1)

Số hạng đầu tiên của nhóm thứ 50 = 50 x 49 : 2 + 1 = 1226.

b) Nhóm 50: (1226; 1227, …,)

Số thứ 50 của nhóm 50 = (50 – 1) x 1 + 1226 = 1275

Tổng các số thuộc nhóm 50 = (1226 + 1275) x 50 : 2 = 62525

c) Tổng các số thuộc 50 nhóm đầu tiên:

1 + 2 + 3 + … + 1275 = (1275 + 1) x 1275 : 2 = 813450

Một số dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong bài học

Bài tập 4: Tính tổng sau

a) 1 x 2 + 2 x 3 + 3 x 4 + … + 99 x 100

b) 1 x 3 + 3 x 5 + 5 x 7 + … + 99 x 101

Hướng dẫn giải:

a) Gọi A là tổng của phép tính đầu tiên.

Đặt phép tính với hiệu của số phía sau của 100 trừ đi số phía trước của 99. Khoảng cách giữa các số là 1 đơn vị.

101 – 98 = 3

Đặt phép tính (A x 3) = (1 x 2 x 3) + (2 x 3 x 3) + (3 x 3 x 4) + … + (99 x 101 x 3)

                                  = (1 x 2 x 3) + 2 x 3 x (4 – 1) + 3 x 4 x (5 – 2) x … x 99 x 100 x (101 – 98)

                                  = 99 x 100 x 101

                                  = 999900

Vậy A = 999900 : 3 = 333300

b)  Đặt phép tính với hiệu của số phía sau 101 và phía trước của 99. Khoảng cách giữa các số là 2 đơn vị.

103 – 97 = 6

Đặt phép tính (B x 6) = 1 x 3 x 6 + 3 x 5 x (7 – 1) + … + 99 x 101 x (103 – 97)

                                  = 1 x 3 x 6 – 1 x 3 x 5 + 99 x 101 x 103

                                  = 1029900

Vậy B = 1029900 : 6 = 171650

Bài giảng “Tính tổng của dãy số tự nhiên theo quy luật” của thầy Bùi Minh Mẫn (HOCMAI) gồm 6 dạng bài tập kèm theo với mức độ khó tăng dần. Nếu như dạng 1 vẫn chỉ là ghép công thức với mức độ thông hiểu thì sang đến dạng 3, bài tập đã phức tạp và đòi hỏi học sinh cần phải biết tưởng tượng và vận dụng tư duy mới có thể hoàn thành. Những bài tập nâng cao là điều cần thiết đối với những học sinh chuẩn bị thi tuyển sinh vào 6 các trường THCS hàng đầu.

Trong thời điểm hiện tại, khi học sinh vẫn được nghỉ học tại nhà thì nên luyện tập càng nhiều các tốt những bài tập với mức độ khó cao. Điều này sẽ rèn cho học sinh phản xạ nhanh, học được cách tư duy khi đối diện với một bài tập phức tạp. Hãy ôn luyện an toàn tại nhà với HM6 – Toàn Diện của HOCMAI – Hệ thống giáo dục trực tuyến với hơn 13 năm kinh nghiệm ôn luyện thi. Với phương pháp giáo dục chất lượng, học sinh hoàn toàn tiếp thu kiến thức hiệu quả ở nhà.