Toán 6: Một số dạng bài điển hình trong đề thi HKII học sinh cần chú ý

0
12698

Để đạt điểm cao môn Toán 6 trong kỳ thi học kỳ II, các bạn học sinh lớp 6 cần đặc biệt chú ý một số dạng bài sau. Đây đều là những dạng bài tập điển hình rất dễ gặp trong đề thi cuối năm.

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Trong đề thi học kỳ II môn Toán 6 chắc chắn không thể thiếu câu hỏi liên quan đến thực hiện phép tính. Dạng bài này cũng là phần ăn điểm cho tất cả các bạn học sinh nhưng cũng rất dễ mất điểm do sai sót trong quá trình tính toán. Muốn đạt trọn vẹn điểm số cho bài thực hiện phép tính, học sinh cần lưu ý:

Thực hiện phép tính là dạng bài giúp học sinh dễ “ăn điểm”

– Tuân thủ các quy tắc về thứ tự thực hiện phép tính:

  • Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia thì thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
  • Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì thực hiện theo thứ tự lũy thừa -> nhân và chia -> cộng và trừ.
  • Nếu biểu thức có các dấu ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} thì thực hiện theo thứ tự () -> [] -> {}.

– Rút gọn các phân số để việc tính toán đơn giản hơn: Đối với phép tính phân số, học sinh thường phải quy đồng mẫu số nên việc rút gọn phân số sẽ giúp tính toán dễ dàng hơn và tránh được sự nhầm lẫn.  

Dạng 2: Tìm x

Dạng bài tìm x sẽ xuất hiện cả trong phần câu hỏi Trắc nghiệm và câu hỏi Tự luận, vì vậy học sinh lớp 6 tuyệt đối không thể bỏ qua dạng bài tìm x trong quá trình ôn tập học kỳ II môn Toán 6. Mặc dù là dạng toán khó nhưng học sinh hoàn toàn có thể tự tin chinh phục bài toán này nếu biết cách phân loại và nhận diện các bài tập liên quan đến dạng toán tìm x.

Tìm x – một trong những dạng bài điển hình trong đề thi HKII

Bài toán tìm x ở học kỳ II sẽ bao gồm một số dạng bài cơ bản và mở rộng sau:

– Bài toán phối hợp các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, ví dụ: a + b.x = c hoặc a.(x + b) = c

– Bài toán nhiều dấu ngoặc, ví dụ: a – {b.[c – (x + d)]} = e

– Bài toán dạng tích (ít gặp, dành cho học sinh khá giỏi): (x – a).(x – b).(x – c) = 0

– Phép toán lũy thừa, ví dụ: 2^x = 16

Hãy ghi nhớ các thứ tự thực hiện phép tính và thực hiện từng bước một để tránh nhầm lẫn không đáng có. Đối với bài toán tìm x là phân số, học sinh cần lưu ý đổi hỗn số và số thập phân về dạng phân số để dễ tính toán.

Dạng 3: So sánh hai phân số

Có hai dạng bài so sánh phân số là so sánh hai phân số cùng mẫu và so sánh hai phân số khác mẫu. Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. Còn trong so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng về mẫu số dương chung rồi so sánh các tử với nhau, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

Học sinh lớp 6 cần chú ý dạng bài so sánh phân số

Cần lưu ý là khi so sánh các phân số, trước hết ta phải viết mỗi phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương. Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0, được gọi là phân số dương. Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn, được gọi là phân số âm. Ngoài ra, học sinh cũng cần ôn luyện dạng toán dãy số có quy luật, các bài toán cơ bản về phân số và các bài tập hình học.

Trên đây là một số dạng bài Toán điển hình trong đề thi học kỳ II lớp 6. Với những lưu ý mà cô Bùi Thanh Bình đã chia sẻ, học sinh hãy ghi nhớ để hoàn thành thật tốt bài thi cuối học kì này.

Bên cạnh việc hệ thống các kiến thức trọng tâm trong học kỳ 2 thì phụ huynh, học sinh cũng đừng quên chuẩn bị sớm kiến thức cho năm học mới. Nhằm giúp phụ huynh, học sinh chuẩn bị cho năm học mới tốt nhất, HOCMAI triển khai Chương trình Học tốt 2021-2022 với đầy đủ các môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử, Giáo dục công dân dành cho học sinh từ lớp 7-9 sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng và nâng cao thành tích học tập.

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí!