Trong chương trình Toán THCS, “Đơn thức” là một đơn vị kiến thức nền tảng để phát triển các kiến thức quan trọng hơn. Để giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu về “Đơn thức”, thầy Nguyễn Quyết Thắng – Giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã xây dựng bài giảng giúp các em học tốt và làm bài điểm cao. Hãy cùng tìm hiểu!
Bài giảng “Đơn thức” cấu tạo gồm 4 phần. Việc đầu tiên trong việc lĩnh hội kiến thức đó là sự tập trung, chú ý, lắng nghe và ghi chép. Phụ huynh – học sinh cùng khám phá bài học!
1. Tìm hiểu đơn thức là gì?
Trước khi tìm hiểu định nghĩa, khái niệm về “Đơn thức”, ta tìm hiểu ví dụ sau:
Trong những ví dụ trên, ta thấy có sự xuất hiện của 1 số, 1 biến, lũy thừa, 1 phép tính cộng, 1 tích số và biến,… Với khái niệm trong SGK Toán 7 có viết như sau: “ Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc tích giữa các số và các biến”.
Như vậy với khái niệm nêu trên, học sinh có thể nhận biết các đơn thức trong ví dụ phần mở đầu lần lượt là:
Ngoài ra, thầy Thắng còn chú ý nhấn mạnh với chúng ta trường hợp đặc biệt: “Số 0 được gọi là đơn thức 0”.
2. Đơn thức thu gọn
Thầy Nguyễn Quyết Thắng đặt vấn đề: “Trong quá trình làm bài ta gặp một đơn thức dài, vậy ta làm như nào để thu gọn nó?”
Vấn đề được giải quyết khi ta đọc tiếp định nghĩa sau: “Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương”. Để giúp học sinh dễ hình dung hơn, ta xem ví dụ “Rút gọn đơn thức” sau:
Hãy áp dụng định nghĩa cùng mẹo nhỏ “Đơn thức thu gọn khi mỗi biến chỉ xuất hiện đúng 1 lần”. Nhận thấy trong ví dụ, biến xuất hiện 2 lần, ta thực hiện phép nhân lũy thừa, được kết quả như sau:
Trong đó:
- Hệ số là: 5 ;
- Phần biến là:
3. Bậc của đơn thức
Để tiếp cận kiến thức này, thầy giáo đã đưa chúng ta tới một khái niệm mới về bậc của đơn thức. Cụ thể là “Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó”.
Chúng ta tiếp tục xét ví dụ sau để hình dung rõ nội dung bài:
- Hãy tìm bậc của đơn thức:
Bám sát khái niệm, ta dễ dàng thấy tuy không có số mũ nhưng
Vì vậy bậc của đơn thức là: 4+3+1=8. Học sinh chú ý nhớ kết luận lại yêu cầu
đề bài để tránh mất điểm đáng tiếc.
- Đơn thức là một số thực khác 0 thì nó có bậc là 0. Ví dụ bậc của đơn thức 2 là 0 vì
- Nếu đơn thức là 0 thì nó không có bậc.
4. Nhân hai đơn thức
Để làm tốt dạng bài tập này, học sinh phải nắm chắc khái niệm: “Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau”.
Thật dễ dàng hình dung và nhớ định nghĩa này nếu ta làm ví dụ sau:
- Tìm tích của 2 đơn thức
Để giải quyết ví dụ này, ta áp dụng định nghĩa, rồi nhân phần hệ số với nhau
và nhân phần biến là:
Vậy, ta được kết quả:
Trên đây là phần hướng dẫn hoàn thành 4 kiến thức quan trọng trong bài “Đơn thức” môn Toán lớp 7. Để làm một cách chính xác và giành điểm tuyệt đối, đừng quên theo dõi video bài giảng của thầy Nguyễn Quyết Thắng để làm những bài tập tổng quát. Hy vọng nội dung hữu ích này có thể giúp học sinh hiểu rõ được đơn vị kiến thức toán quan trọng để đạt hiệu quả trong quá trình học.
Để giúp các bạn học sinh có thêm kiến thức thú vị và bổ ích, cha mẹ đừng quên tham gia các khóa học Online tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Tại đây, các bạn học sinh được tiếp cận với chương trình giáo dục hiện đại, cập nhật, bám sát khung chương trình của Bộ GD-ĐT cùng đội ngũ giáo viên nổi tiếng hiện đã và đang công tác tại các cơ sở giáo dục uy tín trên cả nước. Hãy tham gia để nhận được những ưu đãi ngay hôm nay!
> Đăng ký nhận bài giảng và tài liệu môn Toán khối THCS tại đây <<<