[Trang bị kiến thức vào 10 cùng HOCMAI] Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ trong các tác phẩm Ngữ văn 9

0
13459

Hình tượng thơ là mối quan hệ giữa các bộ phận của câu thơ để phản ánh đối tượng, thể hiện những gì đặc sắc nhất của bài thơ bằng những rung động tình cảm và cách đánh giá riêng của nhà thơ. Các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 đều có những hình ảnh thơ nổi bật và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Cùng thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của những hình tượng này nhé!

>>> Xem ngay bài giảng “Nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ” của thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi:

 

Những kiến thức cơ bản về hình tượng thơ

  1. Khái niệm hình tượng thơ

Hình tượng thơ là một bức tranh sống động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần cộng với trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cách đánh giá sự vật hiện tượng của người nghệ sĩ.

Để giúp các bạn dễ hiểu hơn về khái niệm hình tượng thơ, thầy Khôi diễn giải thành các ý sau:

  • Hình tượng thơ thực chất là ảnh chiếu cuộc sống trong tác phẩm thơ. Những hiện tượng cuộc sống được nhà văn phản ánh chân thực trong tác phẩm của mình.
  • Với đặc trưng thể loại thơ, các sự việc hiện tượng được tái hiện lại bằng hệ thống ngôn ngữ có tính chất vần. Ngoài ra hình tượng thơ còn thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ cũng như nói lên được sự đánh giá của nhà thơ với hiện tượng sự vật.
  1. Các cấp độ hình tượng thơ
  • Hình ảnh bao trùm toàn bài (điểm tựa cảm xúc của bài thơ).
  • Hình ảnh nổi bật trong câu thơ (là yếu tố để nhận xét, phân tích đánh giá cái hay, cái đẹp của câu thơ/ đoạn thơ).

Ý nghĩa một số hình tượng thơ nổi bật trong câu thơ/ đoạn thơ

  1. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong “Đồng chí” (Chính Hữu)
  • Hai hình ảnh liền kề: “khẩu súng” – “vầng trăng” gắn kết hòa quyện tạo nên chất lãng mạn cho cả bài thơ.
  • Hình ảnh thể hiện sự liên tưởng bất ngờ của nhà thơ về thực tại và mơ ước, hiện thực và lãng mạn, chiến tranh và thanh bình (thực tại, hiện thực, chiến tranh – “khẩu súng”; mơ ước, lãng mạn, thanh bình – “vầng trăng”).
  • Đó là vẻ đẹp hài hòa của tâm hồn chiến sĩ – thi nhân của anh bộ đội cụ Hồ. Hơn thế, hình ảnh ấy cũng mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến – một nền thơ đậm chất sử thi nhưng vẫn tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
  1. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” trong “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương)
  • Tôn vinh Bác: với ánh sáng soi đường lí tưởng và yêu thương nồng ấm muôn đời bất diệt, Bác như một mặt trời tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
  • Hình ảnh này còn khiến ta liên tưởng đến trái tim đầy nhiệt huyết chân thành, một trái tim luôn yêu nước thương dân của Người.
  • Khiến câu thơ thêm sinh động khi hình ảnh thực (“mặt trời”) và hình ảnh ẩn dụ (“mặt trời trong lăng”) sóng đôi.
  1. Hình ảnh “lộc” trong “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)
  • Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù, như mang cả sức xuân vào trận đánh, là kết quả thắng lợi. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, sẽ đem về “lộc” là sự an lành, niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc.
  • Đối với người nông dân, “lộc” là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. người nông dân gieo trồng lúa trên đồng ruộng đem về “lộc” là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt, là kết quả lao động, là sắc xanh – sức sống mùa xuân đầy hứa hẹn.
  1. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong “Sang thu” (Hữu Thỉnh)
  • Đám mây vắt ngang trời xanh tạo thành hai khoảng trời riêng biệt: nửa hạ nồng nàn rực rỡ, và nửa thu êm dịu miên man.
  • Nghệ thuật nhân hóa “vắt nửa mình” gợi lên nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc: đám mây như những sợi tơ trời nối hai bến bờ của thời gian – khoảng giao mùa gợi tâm trạng bâng khuâng xao xuyến.
  • Mùa hạ nối mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ, bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp, thật là gợi cảm.

Ý nghĩa một số hình tượng thơ bao trùm toàn bài

  1. Hình ảnh “những chiếc xe không kính” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)
  • Không hoàn chỉnh vì chiến tranh khốc liệt.
  • Hệ quả của việc xe không có kính: khiến người lính lái xe đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt (những cơn gió, bụi phun mù trời, những cơn mưa rừng).
  • Tô đậm phẩm chất của người lính: Yêu nước mãnh liệt; dũng cảm, hiên ngang; lạc quan, ung dung; gắn bó với đồng chí đồng đội.
  1. Hình ảnh “đoàn thuyền đánh cá” trong “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận)
  • Được tái hiện đầy khí thế mạnh mẽ và cũng rất thơ mộng, gắn với những hoạt động trong các thời điểm khác nhau: ra khơi khi hoàng hôn, đánh cá giữa đêm trăng, trở về lúc bình minh.
  • Tô đậm phẩm chất của người lao động: lạc quan, đầy hứng khởi, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
  1. Hình ảnh “bếp lửa” trong “Bếp lửa” (Bằng Việt)
  • Gắn với từng trang nhật kí đời cháu: nạn đói lịch sử, những năm kháng chiến chống Pháp, năm giặc đốt làng.
  • “Kì lạ”: bà nhen lên bằng ngọn lửa trong lòng luôn ủ sẵn, ngọn lửa thắp bằng năng lượng của niềm tin dai dẳng, ngọn lửa thắp sáng những tâm tình tuổi nhỏ; “thiêng liêng”: bà nhen lúc sớm nhọc nhằn khi chiều vất vả, nhóm ngọt bùi bao yêu thương trong khoai sắn cho cháu, nhóm niềm vui chung nồi xôi gạo mới san sẻ với mọi người.
  • Tô đậm phẩm chất của người bà: yêu nước, giàu đức hi sinh, kiên trì nhóm lửa tin tưởng, mạnh mẽ giữ lửa lạc quan trong cuộc kháng chiến trường kì.
  1. Hình ảnh “trăng” trong “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)
  • Người tri kỉ trong quá khứ nghĩa tình.
  • Người dưng qua đường trong thực tại đủ đầy.
  • Lời nhắc nhở nghiêm khắc về đạo lí.
  1. Hình ảnh “người đồng mình” trong “Nói với con” (Y Phương)
  • Cần cù và lạc quan, giàu tình nặng nghĩa.
  • Bền bỉ gắn bó, thủy chung son sắt với nơi chôn nhau cắt rốn cho dù quê hương còn cực nhọc, khó khăn.
  • Tự lực, tự cường xây dựng quê hương, bảo tồn văn hóa, đắp xây cội nguồn với khát khao mãnh liệt.

Trên đây là những chia sẻ của thầy Khôi về nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ cũng như ý nghĩa hình tượng thơ của các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9. Bên cạnh những ý nghĩa về nội dung, các bạn học sinh cần tìm hiểu thêm những ý nghĩa về nghệ thuật để bài phân tích được hoàn thiện hơn.

Để tìm hiểu toàn diện các kiến thức về tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, các bạn có thể tham khảo các bài giảng trong khóa HM10 Tổng ôn của HOCMAI.

>>> Tìm hiểu thêm về các chuyên đề Ngữ văn khác trong khóa HM10 Tổng ôn TẠI ĐÂY.

Tại đây có đầy đủ bài giảng ôn tập toàn diện kiến thức Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi vào 10. Thầy cô  sẽ cùng các em đi tìm hiểu và yêu thêm những sáng tác văn học từ thời kì trung đại cho tới hiện đại, đồng thời trang bị cho các bạn những kĩ năng cần thiết, mở rộng cho các bạn ngữ liệu bên ngoài để có thể tự tin cho kỳ thi vào 10 sắp tới. Các bài giảng trong chương trình được các thầy cô chuẩn bị kĩ lưỡng từ nội dung đến hình ảnh, giúp các bạn tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất. Ngoài ra, hệ thống bài tập tự luyện theo từng chuyên đề sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức và nâng cao kĩ năng làm bài. 

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG ÔN KIẾN THỨC NGỮ VĂN VÀO LỚP 10

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TỔNG ÔN 2021 – 2022

  • Ôn tập và hệ thống toàn diện kiến thức, phương pháp làm các dạng bài trọng tâm theo từng chuyên đề, bám sát cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 những năm gần đây.
  • Dịch vụ hỏi đáp 24/7: Giải đáp mọi thắc mắc của học sinh cả trong và ngoài bài học, cam kết hỗ trợ trong 30 phút
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Hình thức học hiện đại với video bài giảng ghi hình trước, giúp học sinh yên tâm ôn luyện trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình vui lòng liên hệ Hotline 0936585812 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!