Trọng tâm kiến thức Ngữ văn 6 HKII: Học và ôn như thế nào cho hiệu quả?

0
12889

Theo chia sẻ từ thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên bộ môn Ngữ văn, học sinh lớp 6 cần tập trung ôn luyện các phần kiến thức trọng tâm dưới đây để tự tin làm tốt đề thi môn Ngữ văn 6 học kỳ II.  

1. Hệ thống kiến thức phần tiếng Việt

Trong cấu trúc đề thi học kỳ II, phần tiếng Việt không chiếm trọng số lớn. Nhưng do tính chất bài tập phần này không quá khó nên học sinh cần học chắc các kiến thức cơ bản, làm chắc được những dạng bài cơ bản để đạt điểm trọn vẹn phần tiếng Việt. Đó là cơ sở giúp học sinh có được sự tự tin bước vào các bài tập khó hơn ở phần đọc hiểu văn bản và phần tập làm văn.

Học sinh chú ý phần kiến thức liên quan đến ẩn dụ, hoán dụ

Đối với chương trình tiếng Việt học kỳ II, học sinh lớp 6 cần ôn tập lại các kiến thức liên quan đến từ và câu, đặc biệt là kiến thức về các biện pháp tu từ. Chi tiết nội dung cần ôn tập:

– Định nghĩa, cách phân kiểu loại của từng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

– Luyện tập 2 dạng bài liên quan đến biện pháp tu từ: xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ, viết các câu văn/đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ.

– Nắm chắc phần lý thuyết về định nghĩa và cách phân loại phó từ.

– Luyện 2 dạng bài tập về phó từ: xác định phó từ trong câu văn/đoạn văn, viết câu văn/đoạn văn có sử dụng phó từ.

– Ôn tập lại nội dung các thành phần câu, các hệ thống phân loại câu, câu trần thuật đơn; các lỗi liên quan đến chủ ngữ – vị ngữ; vị trí và tác dụng của các loại dấu câu.

– Luyện các dạng bài về câu: phân tích thành phần câu, xác định kiểu câu, xác định và xếp các câu trần thuật đơn vào các kiểu loại tương ứng, đặt câu/viết đoạn văn có dùng câu trần thuật đơn, phát hiện và sửa lỗi trong câu.

2. Hệ thống kiến thức phần đọc – hiểu văn bản

Ở phần này, học sinh cần nắm chắc nội dung chính của tác phẩm là gì, thông tin tác giả và nét đặc sắc nghệ thuật. Nhớ đặt tác phẩm trong hoàn cảnh sáng tác để nêu bật được ý nghĩa thời đại và những đóng góp tích cực của tác giả đối với thời đại đó. Để có thể dễ dàng hệ thống hóa kiến thức và rà soát lại các dạng bài tập thường gặp, hãy chia các văn bản thành 4 nhóm:

Chủ động ôn tập lại các văn bản đã được học trên lớp

– Nhóm các văn bản truyện:

+ Bài học đường đời đầu tiên – trích “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài.

+ Sông nước Cà Mau – trích “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi.

+ Vượt thác – trích tiểu thuyết “Quê nội” của tác giả Võ Quảng.

+ Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

+ Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê

– Nhóm các văn bản ký:

+ Cô Tô – trích trong bút ký cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân

+ Cây tre Việt Nam – Thép Mới

+ Lòng yêu nước – I-li-a Ê-ren-bua

– Nhóm các văn bản thơ:

+ Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ

+ Lượm – Tố Hữu

+ Mưa – nhà thơ Trần Đăng Khoa

– Nhóm các văn bản nhật dụng:

+ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử – Thúy Lan

+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ – Xi-át-tơn

+ Động Phong Nha – Trần Hoàng

Riêng với nhóm văn bản nhật dụng, thầy Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh: “Đây không phải là một thể loại văn học mà là dạng văn bản đề cập đến những vấn đề bức xúc, bức thiết trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy muốn làm tốt các bài tập liên quan, học sinh cần xác định được nội dung chính của văn bản là gì, lý giải vì sao đó lại là văn bản nhật dụng, đồng thời nêu suy nghĩ về các vấn đề đặt ra từ các văn bản nhật dụng đó”.

3. Hệ thống kiến thức phần tập làm văn

Không chỉ đòi hỏi mức độ hiểu biết về mặt kiến thức, phần tập làm văn còn rất “nặng” về mặt kỹ năng. Bởi lẽ một bài văn hay đạt điểm cao là kết quả của cả một quá trình rèn luyện kỹ năng viết bài, tích lũy vốn ngôn ngữ, vốn sống và khả năng quan sát đời sống thực tế. Nhưng đừng ngại khó mà bỏ qua phần nội dung quan trọng này vì câu tập làm văn chiếm trọng số điểm cao trong toàn bộ đề thi học kỳ.

Hãy dành thời gian luyện viết các bài văn miêu tả để nắm được kỹ năng viết, kỹ năng diễn đạt, đặc biệt là tránh nhầm lẫn với văn tự sự đã được học ở kỳ I. Văn miêu tả là kiểu bài văn viết ra nhằm giúp cho người đọc, người nghe hình dung rõ những đặc điểm, tính chất nổi bật của đối tượng miêu tả. Đối tượng miêu tả có thể là người, sự vật hoặc sự việc.

Bên cạnh việc ôn tập cho học kì II, phụ huynh hãy cùng con chuẩn bị sớm kiến thức cho năm học tiếp theo. Chuẩn bị sớm sẽ giúp học sinh có nhiều thời gian củng cố kiến thức đã học, đặc biệt là những kiến thức trong chương trình tinh giản 6 sẽ được kế thừa và học tiếp ở lớp 7. Chính vì vậy chuẩn bị sớm kiến thức ngay từ bây giờ là điều vô cùng cần thiết. Phụ huynh, học sinh tham khảo ngay Chương trình Học tốt 2020-2021 của HOCMAI.

Chương trình gồm 2 khóa học Trang bị kiến thứcÔn luyện giúp con nắm chắc kiến thức cơ bản, thành thạo các kỹ năng làm bài, nhanh chóng đạt điểm cao trong năm học mới. Với khóa học này, học sinh không cần đi học thêm trong những ngày nắng nóng, được học tại nhà, chủ động cả về không gian và thời gian học. Đặc biệt với học bạ online phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi kết quả học tập của con.

>> Đăng kí học thử miễn phí TẠI ĐÂY.

 

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, các bậc phụ huynh và học sinh có thể liên hệ ngay tới hotline 0936 5858 12 để HOCMAI tư vấn nhanh chóng nhất!