Những điều học sinh lớp 6 phải biết để làm tốt bài kiểm thi giữa kỳ I môn Ngữ văn

0
9624

Đối với học sinh lớp 6, chắc chắn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ trước kì thi giữa học kì I sắp tới. Bởi đây là năm đầu tiên các bạn chuyển sang cấp THCS nên những lo lắng về cách ôn tập hiệu quả, phương pháp làm bài và cách trình bày chuẩn chỉnh là điều không thể tránh khỏi. Tất cả những băn khoăn và thắc mắc đó sẽ được cô Nguyễn Thị Thu Trang (giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trọng tâm kiến thức cần chú ý trong bài thi giữa học kì I môn Ngữ văn 6

Kiến thức của chương trình Ngữ văn lớp 6 được chia thành 3 phân môn gồm: văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. Cụ thể những kiến thức học sinh lớp 6 được học ở nửa đầu học kì I và cũng là trọng tâm kiến thức cần ôn tập như sau:

  • Đối với phần văn bản, các bạn được học về các văn bản truyện dân gian gồm có truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười.
  • Đới với phần tiếng Việt, học sinh được học về từ đơn, từ láy, từ ghép; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; lỗi sử dụng từ.
  • Đối với phần tập làm văn, học sinh được học những kiến thức liên quan đến văn tự sự như lời kể, ngôi kể, thứ tự kể,… và từ đó ứng dụng trong kiểu bài kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo.

Văn bản truyện dân gian

Cô Trang chia sẻ, để ôn tập tốt các kiến thức liên quan đến văn bản truyện dân gian, học sinh phải nắm được đặc trưng thể loại của truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. Từ đó, học sinh có thể so sánh, đối chiếu hai thể loại nhằm khắc sâu kiến thức về hai thể loại truyện dân gian này.

So sánh đặc điểm của truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

Hai thể loại truyện tiếp theo mà cô Trang cũng lưu ý các bạn học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại là truyện ngụ ngôn và truyện cười. Học sinh cần bám sát vào từng đặc trưng, đặc điểm của thể loại để hiểu rõ hơn về thể loại đó.

Cô Trang chỉ ra điểm khác biệt giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười

Tiếng Việt

Ở phân môn tiếng Việt, cô Trang lưu ý các bạn học sinh cần tập trung vào những phần kiến thức sau:

  • Từ tiếng Việt:
    • Từ đơn là những từ có cấu tạo chỉ có một âm tiết.
    • Từ phức là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Trong từ phức tiếp tục được chia thành 2 loại là từ ghép và từ láy.
    • Từ ghép là từ được tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
    • Từ láy là từ mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm.
  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
    • Từ nhiều nghĩa: từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.
    • Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Hiện tượng này sẽ chia từ thành hai nghĩa là nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
    • Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
  • Ví dụ: bàn chân, chân ghế,…
    • Nghĩa chuyển là nghĩa phát sinh trên cơ sở nghĩa gốc.
  • Ví dụ: chân mây, chân trời,…
  • Lỗi dùng từ: 3 lỗi dùng từ học sinh thường mắc phải gồm:
    • Lỗi lặp từ thường gặp trong quá trình làm bài, đặc biệt trong quá trình tạo lập văn bản hoặc viết đoạn văn. Đây là lỗi lặp đi lặp lại một từ nào đó trong một đoạn văn làm cho diễn đạt bị rối nghĩa, lủng củng. 
    • Lỗi lẫn lộn các từ gần âm: Trong tiếng Việt có rất nhiều những từ gần âm nên học sinh thường nhầm lẫn và sử dụng sai.

Ví dụ: – “thăm quan” và “tham quan” (từ đúng là “tham quan”)

           – “bôn ba” và “buôn ba” (từ đúng là “bôn ba”)

           – “xán lạn” và “sán lạn” (từ đúng là “xán lạn”)

  • Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Học sinh không hiểu được nghĩa của từ nên có nhiều trường hợp dùng từ không đúng nghĩa khiến câu văn không có sự trau chuốt về mặt từ ngữ.

>>Tham khảo thêm kiến thức qua bài giảng học thử môn Ngữ văn 6 của cô Trang tại đây<<

Tập làm văn

Đối với kiến thức liên quan đến tập làm văn, cô Trang lưu ý các bạn học sinh cần tập trung ôn luyện phần văn tự sự. Theo cô Trang, phần tập làm văn yêu cầu học sinh biết vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn tự sự nói chung để viết bài. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết như diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả và ngữ pháp.

Phương pháp và kĩ năng làm các dạng bài trong bài thi giữa học kì I

Đọc – hiểu hoặc Trắc nghiệm

Dạng bài đầu tiên trong bài thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 là bài Đọc – hiểu. Các câu hỏi sẽ xoay quanh một đoạn văn bản cho trước và thông thường đoạn văn bản đó sẽ được trích từ một tác phẩm trong chương trình học.

Ngoài ra, một số trường còn sử dụng dạng bài Trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức của học sinh một cách khái quát và tổng hợp hơn. Các câu hỏi không chỉ liên quan đến kiến thức phần văn bản mà còn bao gồm những kiến thức về phần tiếng Việt.

“Để ôn tập những kiến thức về văn bản hoặc tiếng Việt, học sinh có thể ôn tập dưới hình thức ô chữ, bảng biểu so sánh hoặc sử dụng sơ đồ tư duy”, cô Trang chia sẻ thêm về phương pháp ôn tập các phần kiến thức trọng tâm.

Tập làm văn

Tập làm văn là phần không thể thiếu trong các bài thi Ngữ văn ở cấp THCS. Dạng bài này thường chiếm số điểm khá cao trên tổng điểm bài thi nên học sinh cần chú ý ôn tập để ghi được trọn vẹn số điểm.

Kiểu bài tập làm văn đầu tiên mà cô Trang chia sẻ là “Kể lại một truyện dân gian mà em thích bằng lời văn của em”. Học sinh có thể triển khai đề bài theo hai cách là kể lại bằng lời văn thông thường hoặc lựa chọn một ngôi kể. Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý kể đúng diễn biến sự việc theo trình tự trước sau, sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau.

Kiểu bài thứ hai là kể chuyện đời thường với đề bài mẫu: “Kể về một việc tốt của em (hoặc bạn em)”. Các bạn học sinh có thể tham khảo dàn ý mẫu dưới đây của cô Trang để triển khai đề bài này:

  • Mở bài:
    • Giới thiệu việc làm tốt theo hai ý: việc làm tốt đó là gì và ai làm việc đó.
    • Hoàn cảnh dẫn đến việc làm tốt (không gian, thời gian, địa điểm).
  • Thân bài: Nêu cụ thể việc làm tốt đã làm, đồng thời kể diễn biến việc làm đó và kết quả của việc làm như thế nào.
  • Kết bài: Suy nghĩ đánh giá của bản thân về việc làm đó.

Kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng là kiểu bài thứ ba trong dạng bài tập làm văn. Để học sinh hình dung rõ hơn về kiểu bài này, cô Trang đưa ra một để bài mẫu như sau: “Kể chuyện mười năm sau em quay lại ngôi trường hiện nay em đang học”.

Theo cô Trang, khi kể những câu chuyện tưởng tượng và sáng tạo, học sinh cần đặt mình vào bối cảnh để tưởng tượng và kể lại câu chuyện theo diễn biến trình tự sự việc.

Để ghi điểm cao phần Tập làm văn, học sinh cần lựa chọn ngôi kể thứ nhất hay thứ ba, lựa chọn trình tự kể theo trình tự thời gian hay không gian. Và điều quan trọng mà cô Trang khuyên các bạn học sinh nên làm trước khi viết bài là lập dàn ý. Việc lập dàn ý sẽ giúp các bạn sắp xếp được các ý cần triển khai tránh trường hợp lặp ý hoặc thiếu ý. Bên cạnh đó, học sinh cần kiểm tra lại toàn bộ bài viết sau khi làm xong để soát lỗi chính tả hoặc các lỗi sai khác.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức trọng tâm cũng như kỹ năng làm các dạng bài trong đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 mà cô Trang gửi đến các bạn học sinh. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn ôn tập thật tốt và giành điểm số cao trong bài thi giữa kì nhé!

Do vậy để chủ động ôn tập kiến thức cho kì thi giữa học kì I, học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học Tốt lớp 6 2021 – 2022 của Hệ thống Giáo dục HOCMAI.Chương trình được xây dựng với nội dung bám sát 3 bộ sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông mới cùng với các môn học trọng tâm như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Tin học, Lịch sử và Địa lý.

Trong chương trình, các thầy cô là những giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ đem đến phong cách giảng dạy hiện đại, mới mẻ, lấy người học làm trung tâm giúp học sinh gợi mở kiến thức, hệ thống kiến thức, luyện tập rèn kỹ năng. Qua đó, học sinh sẽ được trang bị đầy đủ về mặt kiến thức, kỹ năng để tự tin bứt phá điểm số và đạt điểm cao khi làm bài thi giữa học kì I.

>>> Đăng ký nhận bài giảng học thử giúp con trang bị kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi giữa kỳ sắp tới <<<

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT LỚP 6 MỚI

  • Bám sát chương trình GDPT mới và 3 bộ SGK: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo.
  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước sử dụng hình ảnh đồ họa trực quan, sinh động, kích thích sự sáng tạo và niềm say mê học tập của học sinh.
  • Giáo viên 2 miền Bắc – Nam giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ trang bị toàn diện kiến thức căn bản, giúp học sinh đạt được chuẩn đầu ra theo chương trình mới.
  • Hệ thống bài tập tự luyện, đánh giá kiểm tra định kỳ, dịch vụ hỏi đáp hỗ trợ 24/7.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.