Viết chữ đẹp có phải tiêu chuẩn đánh giá năng lực học sinh Tiểu học?

0
5091

“Làm thế nào để luyện cho con viết chữ đẹp” hay “trung tâm nào uy tín để dạy viết chữ đẹp cho con” là những câu hỏi đang được các bậc phụ huynh tìm kiếm nhiều hơn trong dịp hè. Có người cho rằng luyện chữ giúp trẻ rèn luyện tính cẩn thận, người khác thì nghĩ việc này tốn thời gian vì không giúp trẻ được nhiều trong tương lai.

Vậy “chữ đẹp” liệu có phải là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay hay không? Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn cha mẹ nhé!

1. Thế nào là chữ đẹp?

“Nét chữ – nết người”, việc luyện chữ không chỉ giúp các con viết chữ đẹp mà còn rèn cho con tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn trong mọi việc. Đối với phụ huynh, chữ viết đẹp phải như “mẫu chữ viết trong trường tiểu học”. Thế nhưng theo quy định chung của Bộ giáo dục, chữ viết đẹp chỉ cần đảm bảo 4 yếu tố: Tính khoa học và hệ thống; tính hài hòa khi viết các chữ; tính phù hợp tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học; có sự kế thừa và phát triển, gắn liền với thực tiễn chứ không phải chỉ là những chữ dập khuôn theo một hình thức có sẵn.

Thực tế, để viết được chữ đẹp theo yêu cầu của người lớn, trẻ thường phải viết nhiều lần theo một khuôn mẫu có sẵn. Qúa trình này tốn nhiều thời gian và công sức dễ gây ra sự chán nản, áp lực lên trẻ.

Phụ huynh sốt sắng cho con đi luyện chữ dịp hè

Cô Thanh Trúc – giáo viên dạy Tiểu học (Q.Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đi dạy, phát hiện rất nhiều học sinh vì nắn nót viết chữ mà không nghe kịp bài giảng của giáo viên dẫn đến không hiểu bài”.

Như vậy, chữ viết đẹp của học sinh tiểu học không chỉ kế thừa chữ viết đẹp truyền thống mà còn phải phù hợp với yêu cầu học tập. Rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp nhưng vẫn cần đảm bảo tốc độ để tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học và có thời gian để tìm hiểu và tham gia các hoạt động học tập khác.

2. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực học sinh Tiểu học theo chương trình GDPT mới

Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn và điều kiện khác nhau để đánh giá học sinh như: học tập, năng lực, phẩm chất… Năng lực của học sinh được đánh giá bằng năng lực chung: tính tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; và năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Điều này sẽ được áp dụng chính thức từ năm học 2020-2021 dành cho học sinh lớp 1. Vì thế, chữ viết đẹp như “mẫu” nay đã không còn quá quan trọng. Một học sinh có thể viết chữ không đẹp nhưng không có nghĩa là thiếu sự tỉ mì và kiên trì.

Giáo dục chúng ta đang trong quá trình đổi mới. Phát huy phẩm chất và năng lực của người học là hướng đi mà quá trình đổi mới giáo dục đang hướng đến. Tư duy độc lập, năng lực sáng tạo, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống mới là điều quan trọng nhất.

Phát huy năng lực, phẩm chất của trẻ trong chương trình giáo dục mới

 Vì vậy, bên cạnh việc chạy đua để luyện chữ cho con, phụ huynh nên đồng hành để hướng dẫn và khích lệ các con tham gia rèn luyện các kỹ năng mềm như: đọc sách, tham gia hoạt động xã hội, chủ động đưa ra ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi trước các vấn đề, phát triển khả năng quan sát, tư duy và phản biện,….để con bắt nhịp với xu hướng giáo dục chung trên thế giới.

Hoặc cha mẹ có thể tham khảo Ứng dụng học tập thông minh Học Hay để con làm quen với hình thức học online hiện đại giúp trẻ “học mà chơi” với phương pháp tiếp cận theo mô hình E-learning, nội dung bám sát chương trình GDPT mới. Với sự theo dõi và đồng hành của cha mẹ, Học Hay chúc các con sẽ có một kỳ nghỉ hè bổ ích và vẫn đảm bảo kiến thức cho năm học mới.