5 sai lầm trong cách nuôi dạy trẻ tuổi dậy thì cha mẹ thường mắc phải

0
6179

Gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới việc định hình tính cách, tư duy và con người của trẻ. Thế nhưng, không ít phụ huynh vẫn thường mắc các sai lầm dưới đây trong việc nuôi dạy con khiến trẻ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và dẫn đến những hành vi lệch lạc. 

Vẫn coi con là đứa trẻ bé bỏng

Trong giai đoạn tuổi dậy thì từ 12 đến 15 tuổi, trẻ thường có những thay đổi về tâm sinh lý khiến trẻ nhạy cảm hơn với bất kỳ điều gì. Đặc biệt, nhiều trẻ cảm thấy khó chịu và dễ bị tổn thương nếu như không được bố mẹ, người thân tôn trọng và coi mình là người trưởng thành. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ sẽ bắt đầu ương bướng, có những hành động và thái độ không đúng với người lớn tuổi. Vậy nên, cha mẹ hãy để trẻ học cách trở thành một người trưởng thành. Hãy tôn trọng những việc trẻ làm hay những lời nói của trẻ. Nếu trẻ làm sai hoặc có những từ ngữ chưa phù hợp thì cha mẹ hãy uốn nắn từ từ. 

5-sai-lam-trong-cach-nuoi-day-tre-tuoi-day-thi-cha-me-thuong-mac-phai

Cha mẹ hãy để trẻ chứng tỏ mình là người lớn, để chúng phải nhận kết quả chúng làm. Nguồn ảnh: aFamily 

Không lắng nghe con nói

Cha mẹ không lắng nghe con nói đồng nghĩa với việc trẻ bị tước đi quyền nói lên suy nghĩ của mình trong gia đình. Từ đó, trẻ sẽ bắt đầu thu mình lại, tìm cách giấu những suy nghĩ và tình cảm của mình, ngại giao tiếp với bố mẹ và cả với bạn bè, người thân. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị bệnh trầm cảm và luôn sống trong cảm xúc buồn bã, thất vọng hay oán giận.

Vì thế, cha mẹ hãy dành thời gian cho con nói lên những quan điểm của trẻ. Nếu bố mẹ có kế hoạch gì cho cả gia đình hoặc cho con thì có thể trao đổi với con để xem phản ứng của con thế nào. Đôi khi việc lắng nghe trẻ cũng là giải pháp tốt để phụ huynh học hỏi thêm những góc nhìn mới qua suy nghĩ và đôi mắt của trẻ. 

Áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên suy nghĩ của con

Không ít cha mẹ thường cho rằng mình đúng mà bỏ qua suy nghĩ, ý kiến của con. Tuy nhiên, nếu trẻ bị áp đặt suy nghĩ của cha mẹ thì sẽ khiến trẻ quên mất mình là một cá thể độc lập, có tính cách và bản sắc riêng. Vì vậy, mỗi khi cha mẹ muốn con làm điều gì thì có thể hỏi thử ý kiến của con. Nếu con có ý định chống đối, không muốn hợp tác thì tất nhiên phụ huynh phải có lời lẽ cứng rắn với trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có những ý kiến riêng nhưng phù hợp thì bố mẹ hãy tôn trọng con cái. 

5-sai-lam-trong-cach-nuoi-day-tre-tuoi-day-thi-cha-me-thuong-mac-phai

Hãy lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của con thì trẻ mới có cơ hội thể hiện những điều tốt đẹp của bản thân. Nguồn ảnh: cpcs

Kiểm soát con thái quá

Vì mong muốn con học tốt và tránh xa những thông tin tiêu cực, xấu xa, tệ nạn xã hội mà cha mẹ thường kiểm soát con thái quá trong học tập và các hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ phải sống trong môi trường gia đình căng thẳng, bị kiểm soát gắt gao từ phía bố mẹ như thế thì trẻ sẽ trở nên nhút nhát, không dám làm bất kỳ điều gì và cũng sợ đi học, sợ phải đến trường. Vậy nên, cách tốt nhất là cha mẹ nên cân bằng giữa việc học, vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ để trẻ không còn cảm thấy bị áp lực nặng từ bất kỳ vấn đề nào cả. Về hình thức học tập, ngoài việc học ở trên trường, cha mẹ có thể cho trẻ tự học ở nhà bằng cách đọc sách, học trực tuyến hoặc học nhóm với bạn bè. Khi trẻ áp dụng những hình thức này với nhau kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì trẻ có thể phát triển toàn diện về cả sức khỏe lẫn tri thức. 

Chỉ biết chỉ trích, trách phạt con

Nhiều phụ huynh thường xuyên chỉ trích con khi con làm sai hoặc đánh con khi con làm trái ý muốn của bố mẹ. Nếu trẻ phải sống trong một gia đình căng thẳng và sử dụng bạo lực như thế thì trẻ sẽ dễ trở thành con người cục cằn, nóng tính, thích gây gổ, dùng tay chân để giải quyết vấn đề thay vì khéo léo dùng lời nói để hòa giải. 

5-sai-lam-trong-cach-nuoi-day-tre-tuoi-day-thi-cha-me-thuong-mac-phai

Chỉ trích, trách phạt hay đánh con là những cách dạy con sai lầm khiến trẻ bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Nguồn ảnh: eva

Chính vì vậy, khi trẻ làm sai hoặc trái ý của cha mẹ thì phụ huynh hãy bình tĩnh, dùng những lời nói nhẹ nhàng để giúp trẻ nhận ra sai lầm của mình và giúp trẻ sửa sai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ vẫn có thể dùng đòn roi với con nhưng hãy cố gắng đừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của trẻ, đừng khiến trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. 

Tóm lại, bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra và lớn lên đều được bố mẹ, người thân kỳ vọng sẽ trở thành người tài giỏi thế nhưng khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì cha mẹ nên có những hành động và lời nói phù hợp để trẻ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sự phát triển về thể chất và kiến thức. Trong đó, lựa chọn phương pháp học tập là một trong công việc cần thiết và quan trọng để giúp trẻ giảm bớt áp lực học tập và cân bằng được với các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… 

Nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tâm-sinh lý tuổi dậy thì cũng như cách thức để cha mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn này, HOCMAI  tổ chức Talkshow “Trò chuyện cùng chuyên gia- Tất tần tật về tuổi dậy thì” với sự tham gia của cô Nguyễn Thị Nga (Nga Sinh)- Chuyên gia giáo dục tâm lý tuổi dậy thì và cô Phạm Thị Thúy Ngọc- Phó Hiệu trưởng trường THCS Trung Tú (Hà Nội), một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy các em ở lứa tuổi dậy thì, đồng thời là một phụ huynh có con đang trong độ tuổi này. Chương trình được phát sóng trực tiếp vào 20h00 ngày 29/12/2020 trên hệ thống fanpage Hocmai Tiểu học, Hocmai THCS. Quý phụ huynh đừng bỏ lỡ!

>> GỬI CÂU HỎI VỀ CHƯƠNG TRÌNH TẠI

https://hocmai.link/giai-dap-ve-tuoi-day-thi <<