Để đạt điểm cao bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 học sinh 2K7 cần lưu ý 3 điều quan trọng dưới đây trong quá trình ôn thi và làm bài thi.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 sẽ chính thức diễn ra, cùng với môn Toán thì Ngữ văn được coi là một trong những môn thi chính và bắt buộc phải có trong kỳ thi. Thế nhưng, với môn học này nhiều học sinh thường quan niệm đây là môn thiên về vận dụng cảm thụ cá nhân chủ quan, ít logic nên “chỉ cần viết dài, bay bổng” sẽ đạt điểm cao.
Đây là tư duy chưa chính xác dẫn đến việc học sinh khó đạt điểm cao môn Ngữ văn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm luyện và chấm thi môn Văn, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI đã đưa ra 3 lưu ý quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao môn Ngữ văn trong kì thi vào 10, học sinh 2K7 tham khảo ngay:
Tránh học tủ để không bị “tủ đè”
Kiến thức trong đề thi Ngữ văn vào 10 tập trung ở chương trình lớp 9. Tuy nhiên, để làm tốt bài thi, học sinh cũng không thể bỏ qua kiến thức ở các lớp dưới. Học sinh nên ôn tập các văn bản lớp 9, liên hệ với các tác phẩm cùng chủ đề ở lớp dưới để ghi nhớ nhanh đồng thời có thêm kiến thức khi làm bài thi. Ví dụ như bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận thì liên hệ với hình ảnh con thuyền và người dân làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh ở lớp 8.
Đặc biệt, trong khi ôn thi học sinh không nên học tủ, đoán đề mà nên cố gắng học hết chương trình, phát triển các kỹ năng đọc hiểu và nghị luận văn học nếu như không thể học sâu, học kỹ. Điều này sẽ giúp học sinh có khả năng viết tốt và đào sâu vấn đề khi làm các câu hỏi dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học thường xuất hiện trong đề thi.
Ngược lại học tủ, học vẹt sẽ khiến học sinh rơi vào tình trạng thiếu hụt kiến thức dẫn đến bài thi làm sơ sài, không đạt điểm cao.
Lưu ý các kiến thức trọng tâm
Với phần đọc hiểu, học sinh cần nắm cả kiến thức Tiếng Việt ở lớp dưới như các kiến thức về từ loại, kiểu câu, biện pháp tu từ, từ vựng, từ tượng thanh, tượng hình… Học sinh cần đọc kỹ đề bài, chú ý trả lời trọng tâm, tránh lan man.
Phần nghị luận xã hội, đề thi những năm gần đây thường cập nhật các vấn đề mang tính thời sự như hiện tượng sống ảo, nghiện game, căn bệnh vô cảm,… đến những vấn đề chính trị xã hội như lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng sống, lòng yêu nước, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể… Vì vậy, học sinh không chỉ cần học các kiến thức trong chương trình sách giáo khoa mà còn cần quan tâm tới các sự kiện xã hội, tin tức thời sự, nắm thêm các thông tin, nhân vật và liên hệ bản thân để tăng tính thuyết phục cho bài văn nghị luận xã hội.
Về cách làm bài học sinh nên làm theo các bước lập luận: Giải thích khái niệm vấn đề, vấn đề biểu hiện như thế nào, vai trò, chứng minh, liên hệ, mở rộng. Khi lấy dẫn chứng cần chọn lọc tiêu biểu và có phân tích, tránh đưa nhiều dẫn chứng, dẫn chứng chung chung, không phù hợp.
Phần nghị luận văn học, trước hết học sinh không thể bỏ qua các tác phẩm, tác giả tiêu biểu, nắm vững về tiểu sử, phong cách, hoàn cảnh sáng tác; các tác phẩm quan trọng, nghệ thuật sáng tác, thuộc các bài thơ, nắm được cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, chi tiết đặc sắc và hiểu được nội dung, nghệ thuật chính của từng tác phẩm. Đọc kỹ yêu cầu của đề bài, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ để viết đúng – đủ – hay.
Để tìm hiểu rõ hơn về cách ôn thi hiệu quả trong môn Ngữ văn. Các em học sinh có thể tham khảo thêm bài viết: Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ngoài tích lũy kiến thức học sinh cần rèn kỹ năng làm bài thi để đạt điểm cao
Rèn kỹ năng làm bài thi
Nắm được kiến thức, học sinh sẽ viết đủ ý, nhưng vận dụng tốt các kỹ năng thì học sinh sẽ có được bài làm hay và thuyết phục giáo viên chấm để giành điểm cao. Để đạt được kết quả này học sinh cần lưu ý 3 kỹ năng: Kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng làm bài nghị luận văn học và kỹ năng làm bài nghị luận xã hội.
Học sinh cũng không thể bỏ qua những kỹ năng cơ bản đó là đọc đề, phân tích đề và tìm ý cho bài làm. Nhiều học sinh đọc đề là bắt tay làm luôn mà bỏ qua việc phân tích, vạch ý. Việc nháp trước khi làm bài môn Ngữ văn lại càng ít học sinh làm. Tuy nhiên, đây là những điều thầy cô khuyên học sinh nên làm để tránh bỏ sót ý, xa đề, lạc đề khi làm bài.
Bên cạnh đó, một bài làm sạch đẹp, rõ ràng, không có lỗi chính tả, phân chia đoạn và ý hợp lý sẽ là điểm cộng cho học sinh.
Do vậy để bài thi môn Ngữ văn vào 10 đạt điểm cao, bên cạnh việc tích lũy kiến thức thì học sinh cần tăng cường luyện đề ngay trong giai đoạn này để rèn kỹ năng viết bài và kỹ năng trình bày bài thi.
Để luyện đề hiệu quả trong thời gian ngắn teen 2K7 nên luyện trực tiếp với các dạng đề thi vào 10 môn Ngữ văn của địa phương mình đăng ký dự thi. Bên cạnh đó teen nên tham khảo thêm khóa HM10 Luyện đề để nắm được chiến thuật làm các dạng bài điển hình thường xuất hiện trong đề thi, rèn kỹ năng và kinh nghiệm làm bài thi để giành điểm cao tuyệt đối.
ĐĂNG KÝ HM10 LUYỆN ĐỀ
Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình học, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ hotline 0936 5858 12 để được HOCMAI tư vấn cụ thể và miễn phí! |