3 dạng bài oxi-hidro-nước thường gặp trong chương trình Hóa học lớp 8

0
11881

Câu hỏi lý thuyết, hoàn thành sơ đồ, nhận biết phản ứng và dạng bài tập tính toán là 3 dạng bài thường gặp trong chuyên đề Oxi – hidro – nước ở các đề thi, đề kiểm tra học kỳ 2, kiểm tra cuối năm môn Hóa học lớp 8.

Trong chương trình Hóa học lớp 8 học kì II, Oxi-Hidro-Nước là phần nội dung kiến thức quan trọng. Các dạng bài tập tương đối phong phú, từ những bài toán đơn giản đến những bài toán cần tư duy sâu hơn mới có thể làm được. Cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên môn Hóa học tại HOCMAI chia sẻ phương pháp để giải quyết 3 dạng bài ở chuyên đề quan trọng này, giúp học sinh tự tin đạt điểm khi gặp trong các đề thi, đề kiểm tra quan trọng.

Dạng 1: Các câu hỏi lí thuyết

Đề thường có các câu hỏi về khái niệm và tính chất của Oxi, Oxit, Hidro cùng với nhận biết, phân loại Oxit bazo, Oxit axit. Ở dạng này, các câu hỏi ngắn, tương đối đơn giản, học sinh có thể dễ dàng lấy điểm. Tuy nhiên, học sinh vẫn hay để mất điểm một cách đáng tiếc vì không thuộc bài, nhầm lẫn giữa kim loại và phi kim trong câu phân biệt oxit. Để tránh những sai lầm đó, học sinh cần hệ thống lại kiến thức, ôn luyện kĩ và làm bài cẩn thận để lấy điểm tuyệt đối.

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc trong bài giảng online tại Hocmai.vn

Dạng 2: Các dạng bài hoàn thành sơ đồ phản ứng và nhận biết phản ứng

Các phương trình hóa học được đưa ra ở dạng chưa đầy đủ, học sinh phải hoàn thành chính xác phản ứng và kèm theo đó là câu hỏi thuộc loại phản ứng nào. Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần viết chính xác các kí hiệu hóa học của các nguyên tố và chỉ số của các công thức; xác định sản phẩm của phản ứng, xem phản ứng có xảy ra hay không, kèm theo điều kiện là gì.

Ngoài ra, học sinh cần phân biệt được các loại phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế, oxi hóa – khử. Dạng bài này không khó nhưng lại khiến học sinh gặp khó khăn khi nhớ hóa trị để viết công thức hóa học, nhớ sản phẩm tạo ra là gì. Đồng thời, học sinh thường gặp khó trong bước cân bằng phương trình.

Đối với yêu cầu hoàn thành phản ứng, khi chưa thành thạo với việc viết phương trình phản ứng, học sinh có thể thực hiện theo 3 bước có kèm ví dụ như dưới đây

Dạng 3: Các dạng bài tập tính toán

Đây là dạng chiếm trọng số lớn nhất trong bài kiểm tra trên lớp, bài kiểm tra cuối kỳ. Dạng bài này đòi hỏi học sinh cần kỹ năng viết phương trình hóa học và áp dụng công thức, tính toán. Để làm các bài tập tính toán dễ dàng, học sinh cần biết cách chia thành các dạng bài cơ bản và sử dụng phương pháp riêng để giải từng dạng bài đó.

Các dạng bài tập cơ bản trong chuyên đề oxi – hidro – nước:

Học sinh cần chú ý, dù là dạng bài nào, khi luyện tập học sinh nên bắt đầu với bài tập dễ để củng cố lí thuyết trước, sau đó mới tiến dần đến các dạng khó hơn để tránh mất gốc.

Nắm chắc dãy hoạt động hóa học của các kim loại sẽ giúp học sinh làm bài tốt hơn

Lớp 8 là năm học đầu tiên học sinh được tiếp xúc với môn Hóa học, chắc chắn sẽ còn rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. “Nhớ lý thuyết, sơ đồ hóa các kiến thức quan trọng và luyện tập thường xuyên sẽ giúp học sinh lớp 8 tiếp cận với môn học mới – Hóa học một cách dễ dàng hơn, bài bản hơn và không lo bị hổng kiến thức cũng như giúp học sinh giành điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra quan trọng trên lớp, trường” – Cô Ngọc chia sẻ thêm.

Ngoài ra, năm học 2018 – 2019 sắp kết thúc, đây là thời điểm thích hợp để bắt tay vào chuẩn bị cho năm học mới. Đặc biệt, đối với 2k5, năm cuối cấp rất cần có sự đầu tư, tập trung kĩ càng cả về mặt thời gian và kiến thức.

Chương trình Học tốt của HOCMAI là một giải pháp hiệu quả giúp học sinh ÔN CHẮC kiến thức cũ và HỌC SỚM năm mới ngay TẠI NHÀ, trang bị đầy đủ kiến thức bám sát chương trình sách giáo khoa và tự tin giành điểm tối đa khi làm các bài kiểm tra, bài thi định kì.

Quý phụ huynh và học sinh đăng kí nhận tư vấn ngay từ hôm nay để nhận ngay nhiều ƯU ĐÃI HẤP DẪN từ HOCMAI nhé.

>>> Đăng kí khóa học ngay tại đây: http://bit.ly/hoc_tot_hoa_8

Hoặc gọi đến hotline 0936 585812 để nhận tư vấn chi tiết về khóa học.