Thầy Hùng hướng dẫn cách phân biệt câu chủ động, bị động cho học sinh lớp 7

0
10935

Trong chương trình Ngữ văn 7, câu chủ động, bị động là một đơn vị kiến thức dễ khiến học sinh nhầm lẫn và gặp khó khăn khi làm bài. Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ chia sẻ cách sử dụng câu chủ động, câu bị động và giúp học sinh chỉ ra những sai lầm khi phân biệt hai loại câu này.

Học sinh cần hiểu bản chất câu chủ động và câu bị động

Để xác định và phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa câu chủ động và câu bị động, trước hết học sinh cần nắm rõ định nghĩa và bản chất của hai loại câu này.  Câu chủ động là câu có chủ ngữ nêu lên chủ thể thực hiện hành động tác động vào đối tượng khác. Như vậy, bao giờ câu chủ động cũng phải có chủ ngữ, động từ, có bổ ngữ sau động từ nêu đối tượng của hành động. Ngược lại với câu chủ động, câu bị động có chủ ngữ nêu lên đối tượng chịu tác động hoặc chịu sự hướng vào của đặc điểm, của hành động nào đó được tác động bởi chủ thể khác.

Từ định nghĩa về câu chủ động và bị động, học sinh cần rút ra sự khác nhau trong cấu trúc của hai loại câu: Chủ ngữ của câu chủ động là chủ thể của hành động, còn chủ ngữ của câu bị động là đối tượng chịu sự tác động của chủ thế khác thực hiện hành động hướng vào nó.

Ví dụ sau đây sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về câu chủ động:

Thầy Hùng phân tích ví dụ về câu chủ động

Thành thạo các bước chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Với cùng một câu văn, ta có thể để ở dạng chủ động hoặc bị động, tùy theo yêu cầu về sự liên kết, thống nhất, mạch lạc cũng như yếu tố cảm xúc trong đoạn văn. Vì vậy, việc có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai loại câu này là kĩ năng vô cùng cần thiết đối với học sinh.

Khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, học sinh nên làm theo ba bước:

Bước 1: Đảo đối tượng chịu sự tác động của hành động lên đầu câu làm chủ ngữ, lúc này chủ ngữ của câu bị động đã nêu lên đối tượng của hành động

Bước 2: Giữa chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động và động từ trong phần vị ngữ của câu bị động có thể thêm từ “được”, “bị”. Việc thêm từ là không bắt buộc, tùy thuộc vào từng câu cụ thể.

Bước 3: Chủ thể của hành động, đóng vai trò chủ ngữ trong câu bị động được chuyển xuống phía sau hoặc bị lược bỏ nếu không cần thiết.

Ví dụ, chuyển câu chủ động: ”Ba mẹ xây ngôi nhà này từ năm ngoái” thành câu chủ động, học sinh làm như sau:

Thầy Hùng hướng dẫn cách chuyển câu chủ động thành câu bị động

Những sai lầm thường mắc phải khi làm dạng bài xác định câu chủ động và câu bị động

Bằng kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, thầy Hùng đã chỉ ra hai sai lầm thường gặp của học sinh như sau:

  • Sai lầm 1: Dùng phương pháp loại trừ

Không ít học sinh khi làm bài tập nhận biết câu dùng phương pháp loại trừ, vì cho rằng một câu không phải là câu chủ động thì chắc chắn sẽ là câu bị động. Nhưng đây là phương pháp sai lầm, phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi có chắc chắn hai sự lựa chọn, hoặc là câu chủ động, hoặc là câu bị động. Bởi vì ngoài câu chủ động và câu bị động, tiếng Việt vẫn còn những loại câu khác.

  • Sai lầm 2: Lầm tưởng cứ có từ “bị”, “được” thì là câu bị động

Đây cũng là một sai lầm học sinh thường xuyên mắc phải, khi mặc nhiên coi từ “bị”, “được” thành dấu hiệu của câu bị động. Ví dụ: Với câu “Tôi bị đau chân”. Lúc này, chủ ngữ là “tôi”, nhận đặc điểm “đau chân”, nhưng không có đối tượng nào tác động vào “tôi”, “tôi” cũng không tác động vào đối tượng khác. Do vậy, câu này không phải là câu bị động và cũng không phải là câu chủ động.

Qua những chia sẻ bổ ích trên, học sinh nên rút kinh nghiệm, luyện tập nhiều hơn để có thể làm tốt bài tập liên quan đến câu chủ động, câu bị động và chuẩn bị kĩ càng cho kì thi học kì II sắp tới. Ngoài ra, thầy Hùng cũng lưu ý học sinh cần bổ sung những kiến thức cơ bản, quan trọng khác để bứt phá điểm số học kỳ II. 

Phụ huynh và các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo Chương trình Học tốt học kỳ II của HOCMAI. Với nội dung bám sát sách giáo khoa hiện hành cùng hệ thống đề kiểm tra, đề thi định kỳ giúp học sinh nắm vững kiến thức nền tảng, ghi nhớ cách làm bài và đạt điểm cao trong những bài kiểm tra, bài thi quan trọng cuối kỳ.

>>> THAM KHẢO NGAY: http://bit.ly/BÍ-KÍP-HỌC-TỐT

Hoặc liên hệ tới Hotline 0936 585812 để nhận tư vấn chi tiết.