Trong số phát sóng thứ 2 của chương trình Học hè online cùng HOCMAI, cô Đỗ Khánh Phượng – giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài thơ Đồng chí – tác phẩm thơ mở đầu cho giai đoạn Văn học kháng chiến chống Pháp mà học sinh được học ở chương trình Ngữ văn 9. Trong đó, cô Phượng lưu ý học sinh 3 điểm cần nhớ khi phân tích bài thơ, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem đầy đủ bài giảng của cô Phượng tại đây:
Nhà thơ Chính Hữu – “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”
Chính Hữu là gương mặt tiêu biểu của văn học thời kỳ kháng chiến. Trong làng thơ Việt Nam, ông cũng là một trường hợp đáng để nhiều người mơ ước. Bởi Chính Hữu không viết nhiều, nguyên tắc của ông là “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (Quý sự tinh túy chứ không quý sự nhiều), song các tác phẩm của ông để lại tiếng vang rất lớn. Đến ngày nay, người ta thống kê được Chính Hữu có khoảng 50 tác phẩm được công bố trong ba tập thơ.
Nhà thơ Chính Hữu (tranh sơn dầu của Kevin Bowen).
Tác giả Chính Hữu (1926 – 2007), tên thật là Trần Đình Đắc. Ông sinh ra ở Can Lộc, Hà Tĩnh.
Chính Hữu bắt đầu làm thơ từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1947). Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh, tình đồng đội, đồng chí, tình cảm tiền tuyến, hậu phương. Chính vì những nội dung chủ đạo trong thơ nên người ta gọi ông là nhà thơ chiến sĩ.
Nhà thơ Vũ Quần Phương cũng đã từng nhận định: “Chính Hữu là nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm.” Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông.
Chính Hữu gây ấn tượng với người đọc bởi phong cách thơ bình dị; Cảm xúc thơ dồn nén; Giọng điệu thơ thiết tha, trầm bổng, hào hùng và hàm súc, sâu lắng.
Lưu ý: Khi tìm hiểu về tác giả, học sinh phải nhớ về phong cách sáng tác, đặc biệt đối với các tác giả hiện đại vì mỗi tác giả có một “dấu vân tay” riêng. Đây cũng là cơ sở quan trọng để định hướng khi phân tích tác phẩm và liên hệ với các tác phẩm khác có chung điểm tương đồng hoặc đối lập về đặc điểm sáng tác.
>>> Nhận bộ tài liệu Bứt phá Ngữ văn 9 hoàn toàn miễn phí ngay tại đây.
Tác phẩm “Đồng chí”
Đồng chí được sáng tác vào năm 1948 – thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt, gian khổ.
Tác phẩm được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp và làm sang trọng hồn thơ Chính Hữu. Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do. Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: 7 câu thơ đầu >>> Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Phần 2: 10 câu thơ tiếp theo >>> Những biểu hiện của tình đồng chí
- Phần 3: 3 câu kết >>> Biểu tượng đẹp của tình đồng chí.
Cả bài thơ thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Ở mỗi đoạn, sức mạnh của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt, để dồn tụ lại ở những câu 7, 17, 20.
Một số từ khó trong bài cần lưu ý
Với cả tác phẩm văn học trung đại hay hiện đại, việc tìm hiểu và giải nghĩa từ khó cực kỳ quan trọng – cơ sở để hiểu sâu hơn ý nghĩa tác phẩm. Dưới đây là một số từ khó trong bài thơ “Đồng chí” mà học sinh cần lưu ý:
Thứ nhất, “Đồng chí”: Đồng – cùng; Chí – chí hướng. Đồng chí là người có cùng chí hướng, lý tưởng. Từ sau Cách mạng tháng 8, đồng chí trở thành từ ngữ xưng hô quen thuộc trong các tổ chức chính trị, cách mạng, cơ quan đoàn thể, đơn vị bộ đội,…
Đây cũng là nhan đề bài thơ, tình đồng chí trong bài thơ là bản tính cách mạng của tình đồng đội, thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
Thứ hai, “Tri kỉ”: Tri – biết, kỳ – mình. Tri kỉ là người hiểu, biết bạn như hiểu chính mình, thường dành chỉ những đôi bạn thân thiết.
Thứ ba, “Sương muối”: Sương giá đọng thành những hạt nhỏ trắng xóa như muối đọng trên cây cỏ hay mặt đất. Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, những ngày có sương muối là những ngày rất rét.
Thứ tư, “Bếp Hoàng Cầm”: Đây là một loại bếp dã chiến được bộ đội ta sử dụng. Bếp được đặt dưới lòng đất, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên theo người chế tạo ra nó, một anh nuôi, anh hùng lao động tên là Hoàng Cầm.
Trên đây là những hướng dẫn của cô Đỗ Khánh Phượng để giúp học sinh hệ thống lại 3 điểm quan trọng học sinh cần chú ý trước khi đi vào phân tích bài thơ “Đồng chí”. Đây đều là những điểm rất quan trọng, nguồn tư liệu quý báu giúp học sinh hiểu rõ hơn và tác giả và tác phẩm, từ đó có thêm cơ sở để phân tích tác phẩm. Phụ huynh và học sinh đăng ký để xem trọn các bài giảng Ngữ văn 9 của cô Đỗ Khánh Phượng tại đây.
Chủ động trang bị kiến thức sớm – bứt phá bài kiểm tr học kì I sắp tới, quý phụ huynh và học sinh tham khảo thêm Chương trình học tốt 2021 – 2022 tại HOCMAI. Chương trình trang bị đầy đủ tất cả các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9. Khóa học kết hợp chu trình 4 bước HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA sẽ giúp học sinh tăng hiệu quả tự học tại nhà. Qua đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, kỹ năng và tạo đà sẵn sàng bứt phá điểm số trong các bài kiểm tra. Tham khảo ngay tại đây!
Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |