5 năm tiểu học xuất sắc, tôi sững sờ khi lên lớp 6 con chỉ được trung bình

0
1390

Suốt bậc tiểu học, tôi đã quen với việc con luôn được nhận lời khen từ giáo viên trước mặt hàng chục ba mẹ học sinh khác ở mỗi lần họp phụ huynh. Bởi vậy, đã vài ngày sau buổi họp cha mẹ khối 6, tôi vẫn thấy khó để chấp nhận khi nghe cô nhận xét về kết quả học tập của con.

Con học sa sút, gia đình lục đục

Ba mươi phút họp chung toàn trường và hai tiếng đồng hồ họp phụ huynh riêng của từng lớp, chỉ vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi nhưng nó lại dài như hàng thế kỷ trong tâm trí tôi khi phải cố gắng kìm nén cảm xúc của bản thân. Tôi không dám ngẩng mặt lên nhìn ba mẹ của các học sinh khác. Chỉ đợi đến khi cô giáo chủ nhiệm thông báo buổi họp kết thúc, tôi lặng lẽ bước nhanh về phía nhà để xe mà trong đầu vẫn vang lên từng lời, từng chữ nhận xét về cô con gái: “Em L. trong lớp hay mất tập trung, không làm đầy đủ bài tập về nhà nên kết quả học tập cuối kỳ còn thấp, xếp loại học lực ở mức trung bình, đề nghị gia đình quan tâm sát sao hơn”.

Thật ra, tôi không quá ngạc nhiên với kết quả này, vì trước đó cô đã nhắn tin riêng cho phụ huynh về bảng điểm và xếp hạng trong lớp của từng học sinh. Tôi đã trằn trọc, thức trắng đêm vì các con số 5, 6 dày đặc ở bảng điểm và trong đầu chỉ hiện lên hàng loạt câu hỏi: Sao lại tụt dốc khủng khiếp như vậy? Cấp một vẫn được xuất sắc mà? Tối nào L. cũng mở sách vở ra làm bài tập về nhà mà? Rồi học thêm ở trung tâm nữa sao kết quả lại quá thấp như thế được?…

Chầm chậm chạy xe từ trường về, mãi gần trưa tôi mới tới nhà. Chồng tôi đã dọn sẵn mâm để chờ cơm. Chẳng mấy lần anh xuống bếp nấu ăn cho cả nhà nên lần này chắc hẳn anh đang mong chờ lắm bảng điểm đỏ chót của con để khoe với hàng xóm.

“Nay mình đi họp thế nào rồi? Con xếp thứ mấy trong lớp?” – anh hỏi với giọng tự hào về “bình rượu mơ” suốt 5 năm tiểu học là học sinh xuất sắc.

Dọc đường về nhà, tôi đã nghĩ ra bao nhiêu tình huống sẽ xảy ra nếu nói thật với ba L. về điểm thi của con. Chồng tôi vốn thích con phải có thứ hạng sao cho “coi được” chứ không thể làng nhàng. Nếu nói thật thì chắc hẳn sẽ là hàng tuần liền cả nhà cơm không lành canh chẳng ngọt. Còn giấu thì tôi sợ mình không thể đưa con vượt qua “khủng hoảng” đầu cấp học này.

Tôi đành kể thật với ba L. về tình hình học tập của con, những lời giáo viên nhận xét và nói thêm trong lớp cũng có nhiều bạn học hành sút kém chứ không chỉ riêng con mình.

Nhưng tôi chưa kịp nói hết câu thì chồng tôi liền mặt mày đỏ gay, tức tối quát: Bày đặt viết viết làm gì nữa hả L.! Cho đi học thêm sớm tối rồi kết quả như thế này là sao? Học dở và làm biếng như thế này thì nghỉ luôn đi cho rảnh nợ!”

Con gái tôi “biết thân biết phận” nên từ sáng đã lặng lẽ ngồi vào chỗ học. Vốn được cưng chiều từ bé, chưa bao giờ thấy ba nổi giận đến vậy nên L. sợ sệt, càng ngồi rúm ró và không dám ho he gì.

Bữa trưa hôm đó chỉ có hai mẹ con. L. cúi gằm mặt và cơm vào miệng liên tục mà không ăn gì khác. Tôi hỏi con bé cũng chẳng đáp gì. Ăn xong con lại ngồi vào bàn học và mở sách vở ra, rồi lại viết… viết…

Không khí gia đình cứ ngột ngạt như vậy. Bố không nói gì, con cũng chẳng tâm sự, chỉ vâng, dạ qua loa. Chỉ một mình tôi độc thoại trong ngôi nhà ba tầng lạnh lẽo.

Giải pháp nào cho teen lớp 6 “tụt dốc không phanh”?

“Đừng để buổi họp phụ huynh làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình” là lời nhắn nhủ xuất hiện nhiều trên mạng xã hội trong những ngày vừa qua – thời điểm khi kết quả học kỳ 1 của hàng chục triệu học sinh đã có và gửi đến tận tay từng bậc cha mẹ.

Đâu đó sẽ có không ít những cảnh đời “cơm chan nước mắt”, gia đình lục đục vì kết quả học tập của con. Nhiều bậc cha mẹ sẽ đổ lỗi cho nhau không quan tâm đến con nên học hành sút kém, không bằng bạn bằng bè, đi họp không dám ngẩng mặt lên nhìn ai.

Nhưng đằng sau những bảng điểm đơn điệu chỉ toàn 4, 5, 6 đó, liệu các bậc phụ huynh có bớt chút thời gian để nhìn nhận lại việc học tập của con mình để tìm ra giải pháp giúp con cải thiện thay vì những cơn giận và những lời nói phát ra khi bản thân đang thiếu kiểm soát dẫn đến những tổn thương cho con.

Ở tiểu học, các em chỉ làm quen với kiến thức nên việc học còn nhẹ nhàng. Nhưng bước vào lớp 6, kiến thức đã nặng hơn đáng kể nên nếu không có phương pháp học đúng đắn sẽ trượt dốc dài dù có kiến thức nền tảng trước đó. Bên cạnh đó, sự thay đổi về cách dạy, cách học cũng như sự thay đổi về tâm sinh lý sẽ tác động không nhỏ đến từng học sinh.

Trẻ lớp 6 khó có thể tự tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân, bởi vậy các em cần có cha mẹ, thầy cô bên cạnh để hỗ trợ bất cứ khi nào các em cần. Ba mẹ có thể bắt đầu từ việc quan sát xem con hợp với cách học nào hay có thể cho con mình học bằng nhiều phương pháp khác nhau, chú ý kết quả để chọn ra cách học phù hợp nhất. 

Những thay đổi lớn về kiến thức, phương pháp, môi trường học cùng chuyển biến về tâm sinh lý giai đoạn dậy thì của trẻ ở lứa tuổi này đòi hỏi ba mẹ không chỉ sát cánh cùng con mà con là thấu hiểu, đồng cảm. Ba mẹ đừng vì điểm số thấp mà quát nạt, la mắng mà hãy cùng con tìm nguyên nhân, giải pháp và đặt mục tiêu phù hợp.

Học trực tuyến tại nhà là hình thức học tập đã và đang được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con mình. Với ưu thế có thể nghe đi nghe lại nhiều lần một bài giảng ngay tại nhà, nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập, học online sẽ giúp học sinh đầu cấp, đặc biệt học sinh lớp 6 hình thành và phát huy năng lực tự học, kích thích sự ham học hỏi của các em.

Hiện nay, HOCMAI đang triển khai chương trình Học tốt 2020-2021 dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Với hai khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện, các em sẽ được củng cố lại những kiến thức cơ bản trên lớp đồng thời luyện tập thành thạo kỹ năng, vận dụng vào giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Trong suốt quá trình tham gia khóa học, teen có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bài giảng và sẽ được giải đáp miễn phí. Các em sẽ không còn lo lắng không biết phải hỏi ai với những phần kiến thức này nữa. Đặc biệt, đăng ký khóa học kỳ II, học sinh sẽ được tặng ngay chương trình học kỳ I giúp các em củng cố kiến thức bị hổng của học kỳ đã qua. Chương trình sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp teen lớp 6 dễ dàng băng qua giai đoạn khủng hoảng đầu cấp học.

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH, PHỤ HUYNH ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.