5 Sai lầm thường gặp của cha mẹ khiến con học kém

0
1321

“Tại sao con mình đi học hết lớp này lớp kia mà điểm số không tăng lên?”, “Tại sao bạn làm được con không làm được?” là những câu hỏi mà cha mẹ thường thắc mắc và nghĩ do con lười học, không tập trung hay mải vui chơi. Tuy nhiên, điều đó liệu có đúng?

 

Học sinh tiểu học, đặc biệt là các con ở trong độ tuổi từ 6 đến 8 thường khiến cha mẹ lo lắng nhất chuyện học tập. Đa phần là bởi vì các con mới được tiếp xúc với nền giáo dục phổ thông bắt buộc có nhiều bỡ ngỡ, không quen. Ngoài ra, đây là những năm tạo nền tảng khi học sinh được làm quen với các con chữ, ghép vần, tập tính toán những phép tính đầu tiên. Ba năm rất áp lực với cha mẹ và cũng không dễ dàng dành cho con. 

Dưới đây là những sai lầm thường gặp của cha mẹ trong giai đoạn này, dễ gây ra những tác động ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập của con.

1. Không để ý đến những thay đổi về tâm sinh lý

Trẻ từ 6 – 8 tuổi ưa thích những hình ảnh trực quan sinh động. Nếu một tiết học quá dài, nhàm chán dễ khiến con mất tập trung, không nghe giảng bài .

Đối với học sinh đầu tiểu học, các em thích những hình ảnh, âm thanh sinh động nhiều màu sắc. Nếu một tiết học quá dài, không thu hút thì học sinh khó tập trung dẫn đến hiệu quả học tập giảm sút. 

Ngoài ra, các em cũng ưa thích được hoạt động, tương tác với bạn bè và những hoạt động ngoại khóa. Việc ngồi lâu, bắt buộc phải ghi chép, học thuộc lòng tạo cảm giác bức bối, khó chịu.

Cha mẹ thường không để ý tới điều này và cho rằng con ham học hơn ham chơi, lười biếng. Để khắc phục, gia tăng thời gian học là một phương án nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, điều đó không mang lại tác dụng mà thậm chí gây ra phản ứng ngược, khiến con dễ chống đối, phản kháng lại bằng cách ghét học, không học.

2.Đánh giá sai năng lực học tập của con

Mỗi một đứa trẻ có những đặc điểm và tính cách riêng. Điều đó tác động đến sự yêu ghét và tạo ra điểm mạnh, điểm yếu của từng trẻ. Một học sinh phản ứng nhanh với các con số, thực hiện phép tính chỉ trong thời gian ngắn không có nghĩa là tất cả những bạn còn lại trong lớp cũng như vậy. Cha mẹ thường lấy ra một tấm gương và để con học tập theo mà quên mất rằng, mỗi đứa trẻ là độc nhất. Nếu con tính toán chậm, ghép vần lâu thì có thể đó không phải là điểm mạnh của con. Việc của cha mẹ không phải là chỉ trích, hay mắng mỏ mà phải  dành cho con nhiều thời gian hơn nữa. Để con trải nghiệm, tìm kiếm và phát hiện ưu điểm của chính con.

3.Đồng hành học tập với con sai cách

Con cần sự đồng hành của cha mẹ trong học tập tuy nhiên phải thật sự tìm ra phần con yếu và thiếu để bổ sung.

Con luôn luôn cần sự giúp đỡ của cha mẹ, đặc biệt trong những năm đầu tiểu học, tiếp xúc giáo dục bắt buộc. Bởi vì con chưa thể chủ động, tự giác trong học tập. Vô vàn những kiến thức mới, môn học mới mà con phải học chứ không dựa theo sở thích như trước đây dễ khiến con áp lực. Tuy nhiên, đa phần phụ huynh đang hỗ trợ con sai cách.

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 thường không đủ năng lực diễn đạt những điều bản thân không hiểu. Khi nhận được câu hỏi “Con hiểu bài không?” thì có hoặc không là câu trả lời duy nhất. Không hiểu chỗ nào, không hiểu phần nào để cha mẹ giải thích thì không thể nói ra thành lời được. Nguyên nhân là do con được tiếp xúc với đơn vị kiến thức dạng chia nhỏ tối đa. Với những ví dụ minh họa đơn giản trong từng bài, con có thể giải quyết dễ dàng. Tuy nhiên, khi câu hỏi khái quát hơn thì con thường gặp rắc rối. Để giải quyết, cha mẹ thường dùng phong cách giảng dạy của người lớn để giải cho trẻ con hoặc không xác định được con không hiểu chỗ nào để hỗ trợ. Thế là mặc dù tối nào cũng kèm cặp con nhưng điểm của con cũng không thể nâng cao được. 

Khi con bước vào tiểu học, không chỉ nề nếp thói quen học tập sinh hoạt của con thay đổi mà chính tâm lý của cha mẹ cũng có nhiều sự biến chuyển. Nếu như ở lớp mẫu giáo, thành tích chưa trở thành một áp lực thì khi vào lớp 1, việc học hành ở trường sẽ có nhận xét, đánh giá theo sát quá trình học của con. Cha mẹ cần phải ở bên hỗ trợ và theo sát. Tuy nhiên, trước bất kì điểm số thấp nào, cũng nên bình tĩnh suy xét. Đối với con trẻ, không gấp, không đặt mục tiêu quá xa vời. Kiên nhẫn, bình tĩnh là chìa khóa để vượt qua tất cả nỗi khủng hoảng điểm số này nhẹ nhàng. Quan trọng, phải tìm được điểm yếu của con, phần con chưa đủ và hỗ trợ đúng lúc kịp thời thì mọi thứ mới có thể thay đổi. Hy vọng rằng, sau bài viết này cha mẹ có thể tìm ra được phương án để giúp con cải thiện điểm số theo cách của riêng mình và phù hợp nhất với con.