Khi việc con vào lớp 1 ngày càng được các bậc phụ huynh đặc biệt coi trọng. Nhất là trong giai đoạn chuyển từ “đi học là đi chơi” sang “học thật” thì các bậc phụ huynh càng phải chú ý nhiều hơn những điều sau đây.
Các thông tư, nghị định liên quan đến giáo dục bậc Tiểu học
Một hiện tượng gần đây thường xảy ra tại các trường học là các thầy cô không chịu dạy hoặc tạo sức ép cho học sinh và phụ huynh nhằm mục đích để mình có thể nhàn hạ hoặc tạo cơ hội để dạy thêm ngoài trường học. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy bỏ thời gian tìm hiểu về thông tư và nghị định liên quan đến giáo dục bậc Tiểu học ngay từ bây giờ để đảm bảo chắc chắn con được học trong môi trường lành mạnh.
Nắm rõ sơ đồ chương trình và mục tiêu của năm học
Theo đúng chương trình của Bộ GD & ĐT, vào lớp 1 học sinh mới bắt đầu học các chữ cái, cách đánh vần và những phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 nên các bậc phụ huynh không cần cho con đi học trước chương trình. Nhưng hiện nay, khi tâm lý của các bậc phụ huynh luôn muốn con mình phải học thật giỏi dẫn đến việc rất nhiều học sinh đã phải ra vào các trung tâm ôn luyện từ rất sớm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc lười học, chán học ở học sinh bậc Tiểu học. Không những thế, việc tìm trung tâm hay gia sư sao phù hợp để cho con học cũng khiến các bậc phụ huynh mệt mỏi, lãng phí thời gian và tiền bạc.
Chuẩn bị kĩ hành trang cho con vào lớp 1. (Ảnh mạng)
Cách bố trí bài học
Các bài học của học sinh lớp 1 được thiết kế rất đơn giản và thường sẽ giống nhau về khoảng thời gian giảng dạy ở tất cả các trường trên phạm vi toàn quốc. Do đó, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể kiểm soát được bài học của con.
Cũng do lộ trình giảng dạy cố định nên dù các bậc phụ huynh có cho con học trước ở nhà hay trung tâm thì các con đều phải học lại bởi vì cô giáo bắt buộc phải dạy bài đó trên lớp. Chỉ có điều, khi học sinh đã học trước bài rồi lại phải nghe giảng lại lần nữa sẽ làm giảm hứng thú với các bài học trên lớp.
Lên lớp 1 con mới được học phép “lớn hơn” và “nhỏ hơn”
Ở độ tuổi này, học sinh chưa tự ý thức được điều gì hơn, điều gì kém. Do đó, nếu con bị điểm kém thì các bậc phụ huynh không nên chê bai, trách mắng con. Hãy phân tích cho con lỗi mà con mắc phải để con rút kinh nghiệm cho bài sau. Bởi vì vào lúc này, thái độ của phụ huynh sẽ quyết định cảm xúc và sự tự tin của con.
Giúp con tự tin hơn trong lớp học. (Ảnh mạng)
Vòng xoáy trôn ốc của nền Giáo dục Việt Nam
Trong nền giáo dục Việt Nam, cái học trong bài hôm nay sẽ được nói lại vào lúc khác, thậm chí có bài học được kể đến trong các bài học của năm sau, đặc biệt ở tiểu học. Việc học đọc, viết, tính toán chẳng hề 1 năm mà cả 12 năm. Các bài giảng sẽ được lặp lại nhiều lần để con tự “ngấm” bởi không phải ai cũng có thể nhớ và vận dụng ngay lần đầu học.
Giáo dục bậc Tiểu học là phổ cập
Kể cả học sinh là người dân tộc cũng học chương trình này dù rằng còn chưa tiếp xúc nhiều được với tiếng Kinh. Vì vậy, chương trình chẳng nặng nhọc, áp lực gì cho học sinh là người dân tộc Kinh.
Chuẩn bị tâm lý cho con chuẩn bị vào lớp 1
Tâm lý ham thích cộng với sự háo hức khi được đến trường sẽ giúp học sinh vượt qua mọi cạnh tranh và dần dần xây dựng bản lĩnh cho mình. Nhưng các bậc phụ huynh cũng nên trang bị cho con của mình tâm lý ổn định nhất trước khi bước vào cánh cửa trường Tiểu học. Hãy tạo cho con tâm lý yêu thích, hứng thú với trường lớp mới, thầy cô mới và cả bài học mới nữa.
Chính vì vậy, HOCMAI đã tổ chức chương trình nâng cao tinh thần học Toán – Mathplay. Đây là chương trình học toán thông minh dành cho học sinh từ mẫu giáo đến tiểu học nhằm nâng cao sự yêu thích với môn Toán.
Hãy đăng nhập https://tieuhoc.hocmai.vn/ để cùng Mathplay giúp con yêu thích và học tốt môn Toán nhé.
>>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHI TIẾT VỀ TOÁN MATHPLAY NGAY TẠI ĐÂY!
Hoặc gọi vào 0936585812 để được tư vấn miễn phí nhé!