7 lỗi sai học sinh cần tránh khi làm bài thi trắc nghiệm vào 10.

0
4757

Để không bị mất điểm đáng tiếc khi làm bài thi trắc nghiệm vào 10, học sinh 2k6 cần tránh ngay 7 lỗi sai dưới đây. 

Với kinh nghiệm hơn 10 năm luyện và chấm thi vào lớp 10, cô Phạm Thị Thúy Ngọc đã tổng hợp lại những lỗi sai học sinh thường gặp khi làm bài trắc nghiệm thi vào 10. Học sinh hãy tham khảo những lỗi sai dưới đây để khắc phục, tránh ảnh hưởng đến kết quả bài thi của mình.

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc – giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

1. Phân bổ thời gian làm bài không hợp lí.

Đối với hình thức thi trắc nghiệm, việc phân bổ thời gian là hết sức quan trọng. Điều này giúp học sinh có thể giải quyết toàn bộ câu hỏi trong đề thi, tăng cơ hội giành được điểm cao. 

Phân bổ thời gian không hợp lí là một trong những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải, điển hình là sau khi nhận đề thi học sinh thường “cắm đầu cắm cổ” làm bài thay vì phân chia thời gian làm cho từng câu hỏi. 

Cô Phạm Thị Thúy Ngọc chia sẻ: “Đây là lỗi mà học trò thường hay mắc dẫn đến không hoàn chỉnh được bài thi khi mà cận thời gian nộp bài rồi mà vẫn còn quá nhiều câu chưa làm vì các con mất quá nhiều thời gian ở những câu phần trên với những câu hỏi khó, còn những câu hỏi dễ ở dưới thì không kịp làm và không “ăn” được điểm những câu hỏi đó.”

Do vậy, để khắc phục được lỗi sai này, với bài thi trắc nghiệm trong thời gian 60 phút, học sinh cần phân bổ thời gian làm bài theo gợi ý dưới đây:

  • 30 phút đầu: Làm phần lớn các câu hỏi trong bài thi, bỏ qua những câu khó để làm sau.
  • 15 phút tiếp theo: Dành thời gian để làm nốt những câu hỏi chưa làm.
  • 10 phút tiếp: Rà soát lại toàn bộ bài làm. 
  • 5 phút cuối: Với những câu hỏi khó, chưa làm được lúc đầu học sinh có thể dùng biện pháp loại trừ để hoàn thành được những câu hỏi này.

Với việc phân bổ thời gian như trên, vừa đảm bảo cho học sinh hoàn thiện được nội dung toàn bài, vừa có thể rà soát lại câu hỏi để tránh xảy ra sai sót khi đọc và làm đề thi.

2. Bỏ sót không tô đáp án.

Lỗi bỏ sót không tô đáp án xảy ra khi học sinh không rà soát kĩ bài làm cũng như không chú ý đánh dấu những câu hỏi chưa làm. Với số lượng câu hỏi trải dài trên nhiều mặt giấy, học sinh rất dễ không kiểm soát được câu nào đã làm, câu nào chưa.

Hướng khắc phục với lỗi sai này là sử dụng giấy nháp. Học sinh mang giấy nháp vào phòng thi, đánh sẵn số thứ tự các câu hỏi. Khi làm đến đâu, điền và tích ngay vào phần đã đánh số thứ tự trên giấy nháp. Sau khi hoàn thành bài làm, học sinh kiểm tra lại giấy nháp để đối chiếu lại bài thi.

3. Tô nhầm đáp án.

Lỗi tô nhầm đáp án rất phổ biến trong quá trình làm bài.

Theo cô Ngọc: “Việc tô nhầm này rất thường xuyên xảy ra vì trong quá trình căng thẳng về thần kinh, có thể suy nghĩ chúng ta là một đáp án nhưng tay lại khoanh một đáp án khác. Như vậy rất dễ xảy ra và hầu như ai cũng mắc phải”.

Để khắc phục được lỗi sai này học sinh cần:

Tương tự với cách khắc phục lỗi trên, học sinh nên ghi phần đáp án ra giấy nháp. Sau khi làm bài xong hãy quay lại rà soát, đối chiếu 2 phần kết quả lần nữa trước khi nộp bài. Đây là bước cần thiết và không được bỏ qua khi làm bài thi. Bước này sẽ giúp tránh được việc tô nhầm đáp án làm ảnh hưởng kết quả bài thi.

4. Ngộ nhận đáp án đúng và phương án nhiễu.

Lỗi sai này thường xảy ra đối với học sinh không cẩn thận khi làm bài. Trong đề thi bao giờ cũng sẽ có những đáp án nhiễu gần giống với đáp án đúng. Học sinh khi làm bài không đọc hết câu hỏi và đáp án mà tiến hành làm bài luôn rất dễ dẫn đến ngộ nhận đáp án đúng. Ngoài ra học sinh khi không học kĩ kiến thức dẫn đến việc nhớ không chính xác đáp án đúng cũng thường xuyên xảy ra tình trạng này.

Để khắc phục lỗi trên học sinh cần: 

Rèn luyện sự cẩn thận khi làm bài, phân tích kĩ từ ngữ có trong đề bài để khoanh được đáp án chính xác nhất. Học sinh cần nắm chắc nội dung kiến thức để chỉ ra và loại trừ được đáp án nhiễu trong bài. Trong quá trình ôn luyện, học sinh nên làm thật nhiều đề thi để hình thành cho mình phản xạ làm bài trước những câu hỏi có đáp án gây nhiễu. Việc luyện đề cũng sẽ giúp học sinh ôn tập lại được kiến thức cũng như rèn tính cẩn thận cần thiết khi làm bài thi. 

5. Dùng bút mực, bút bi để tô đáp án.

Tưởng chừng như đây là lỗi khó xảy ra nhưng vẫn có nhiều học sinh mắc phải khi rơi vào trạng thái căng thẳng. Theo quy định của Bộ Giáo dục, bài thi chỉ được sử dụng duy nhất màu bút chì để tô đáp án. Học sinh khi làm sử dụng loại bút khác sẽ bị đánh dấu, dẫn đến bài thi bị hủy.

Để tránh xảy ra tình trạng này, học sinh nên tập luyện trước khi đi thi với việc sử dụng bút chì để tô khi luyện đề. Mỗi khi làm bài dạng tô ở trên lớp hay tại nhà, học sinh hãy luyện cho mình thói quen sử dụng bút chì. Khi đi thi, học sinh có thể cất bút mực đi ngay sau khi điền xong phần thông tin cá nhân để tránh bị căng thẳng cầm nhầm bút khi tô.

6. Không đọc kĩ đề bài.

Học sinh đi thi cần chú ý đọc kĩ đề bài, đưa ra đáp án chính xác nhất.

Học sinh khi làm bài thi thường mắc lỗi là đọc lướt câu hỏi, khi thấy có phần giống với câu hỏi từng làm thì điền ngay đáp án từng làm trước đó. Có thể những câu hỏi đó chỉ giống dạng mà đã thay thông tin chính, học sinh khi có tâm lí vội vàng rất dễ mắc phải lỗi sai này dẫn đến kết quả bài làm bị sai.

Khắc phục lỗi sai này không khó, cô Phạm Thị Thúy Ngọc đưa ra biện pháp: “Học sinh cần phải giữ cho mình một tâm thế thật bình tĩnh khi làm bài thi, để làm được điều đó các em cần rèn thêm cho mình một thói quen nữa là đọc thật kĩ đề thi, đọc kĩ phần lời dẫn rồi mới xem đáp án. Kĩ năng này cần luyện tập trong quá trình học tập, tạo cho mình tính cẩn trọng khi đọc và làm bài thi, đặc biệt là làm bài trắc nghiệm. Nói là dễ nhưng các em cần phải rèn luyện thật nhiều để có thể rèn luyện được kĩ năng này.”

7. Quên không ghi tên vào bài làm hoặc ghi thiếu thông tin.

Học sinh thường bỏ sót phần điền số báo danh và mã đề thi. Lỗi này thường gặp phải khi làm đến tờ giấy thi số 2 hoặc làm lại bài thi khi đang vội. 

Việc không ghi tên khi làm bài thường dẫn đến thiệt thòi cho học sinh khi làm bài và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi.

Học sinh khi đi thi nên ưu tiên điền số báo danh, mã đề và các thông tin khác ngay khi nhận giấy làm bài. Không nên vội vàng làm bài thi khi chưa điền thông tin dẫn đến bỏ sót phần điền thông tin cá nhân này.

Sau khi dành thời gian ôn luyện, kết quả của bài thi còn phụ thuộc vào quá trình làm bài thi. Để tránh phạm phải những lỗi sai ấy, học sinh nên rèn luyện thông qua quá trình luyện đề. Việc này giúp học sinh tích lũy được những kĩ năng cần thiết, rà soát lại những lỗi sai thường mắc phải để tránh mắc những lỗi sai đáng tiếc, ảnh hưởng đến kết quả bài thi.

Để tránh mắc phải những sai lầm kể trên, đồng thời rèn luyện những kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm, học sinh có thể tham khảo khóa HM10 Luyện đề của HOCMAI. Khóa học giúp học sinh cọ sát với các dạng đề thi, rèn luyện, bổ sung những kĩ năng còn thiếu, tự tin chinh phục bài thi chính thức. Với hệ thống phòng luyện riêng biệt cho 3 môn thi là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh cùng đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm ôn thi vào 10, khóa học là lựa chọn tối ưu giúp học sinh lớp 9 thi vào 10 đạt kết quả cao. 

Luyện đề giúp học sinh khắc phục những lỗi sai thường mắc phải, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình luyện đề từ đó tăng cơ hội giành điểm cao, bứt phá trong kì thi quan trọng này.

>>> Đăng ký để nhận tư vấn và hướng dẫn học thử miễn phí khóa HM10 Luyện đề <<<

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ ngay Hotline: 0936585812 để được tư vấn miễn phí!