7 tuyệt chiêu giúp đánh bay nỗi sợ môn Văn

0
3386

Ngữ văn là môn học quan trọng chiếm thời lượng lớn trong chương trình học của học sinh. Tuy nhiên lại có một số bạn coi đây là môn học khó, sợ học Ngữ văn, kết quả học tập không cao. Còn phụ huynh luôn mong muốn con học tốt môn học này nhưng lại chưa biết cách tạo cảm hứng và đồng hành cùng con chinh phục kiến thức.

Để đánh bay nỗi sợ môn Văn, phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay 7 tuyệt chiêu cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã tư vấn sau đây!

Cần tháo gỡ nỗi sợ học môn Ngữ văn cho học sinh

Với 12 năm kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn, cô Trang chia sẻ: Môn Ngữ văn từ trước đến nay được quan niệm là một môn học khó: “khó nhằn, khó viết”. Quan niệm này đã vô hình trung biến môn Ngữ văn trở thành nỗi sợ, tiết Ngữ văn không có sự hào hứng, mong chờ. 

Muốn giải quyết nỗi sợ văn, đừng nghĩ nó là một môn học mà hãy nghĩ nó như đời sống hằng ngày. Ngữ văn không phải xa xôi mà chính là cách giao tiếp thường nhật, không quá uyên thâm hàn lâm. Đơn giản như việc xem một bộ phim các bạn cảm thấy như thế nào, đọc một cuốn sách hay các bạn suy nghĩ gì về nó…

Để con học tốt môn Ngữ văn cần sự đồng hành của cha mẹ. Các bậc phụ huynh phải tháo gỡ nỗi sợ học môn Ngữ văn bằng việc trau dồi rèn luyện cho con ngay từ lớp 6 khi vừa chuyển cấp từ Tiểu học lên Trung học cơ sở – chương trình và phương pháp học có sự thay đổi đáng kể. Cha mẹ hãy làm gương cho con em bằng việc đọc nhiều sách, tham khảo bài giảng online… để củng cố và nâng cao kiến thức Ngữ văn.

Tuyệt chiêu đánh bay nỗi sợ môn Văn

Khi học văn, học sinh cần có hai năng lực cơ bản: năng lực ngôn ngữ (kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp) và năng lực cảm thụ. Để chinh phục môn học này và biến nó thành môn học ưa thích, các bạn hãy tham khảo và áp dụng những lưu ý cô Trang tư vấn sau đây:

Thứ nhất, thái độ chủ động và tự giác

Học sinh cần chuẩn bị bài trước khi lên lớp bằng cách soạn văn, đọc trước bài, xem trước bài giảng để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Nếu có phần nào chuẩn bị bài chưa đúng, hay băn khoăn, trên lớp các bạn hãy hỏi giáo viên để được giải đáp. Và khi đã chăm chỉ soạn bài ở nhà, đừng ngại ngần giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài để ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Thứ hai, chăm chỉ luyện tập hằng ngày

Hãy trải nghiệm cuộc sống, quan sát và suy ngẫm về những sự vật hiện tượng vấn đề xung quanh để nâng cao vốn sống, tầm hiểu biết, đồng thời luyện tập viết đoạn văn, bài văn để nâng cao kỹ năng viết và tư duy.

Thứ ba, có phương pháp đọc – hiểu phù hợp

Phương pháp này rất quan trọng khi bạn tiếp cận một văn bản nào đó. Khi đọc – hiểu cần chú trọng đến đặc trưng thể loại, đọc hiểu thể loại truyện khác với thể loại thơ. Phần này học sinh sẽ được thầy cô hướng dẫn trên lớp.

Thứ tư, có phương pháp ghi nhớ hiệu quả

Học sinh nên ghi nhớ theo chủ đề và từ ngữ then chốt trong bài. Ghi nhớ kiến thức Ngữ văn, có khi cần học thuộc, có khi chỉ cần học câu từ. Cụ thể, những nội dung cần học thuộc đó là tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bài thơ, nhận định văn học nổi bật… Còn những nội dung chỉ cần học ý đó là chi tiết truyện, hình ảnh nhân vật, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật… Những nội dung cần học thuộc để đảm bảo chính xác hoàn toàn, còn những nội dung chỉ cần nhớ ý thì các bạn có thể từ ý để triển khai thêm.

Thứ năm, có phương pháp ghi chép hiệu quả

Hình thức phổ biến dạy và học văn là giáo viên đọc hoặc viết bảng và học sinh chép theo. Nhưng đó chưa phải phương pháp ghi chép hiệu quả. Ghi chép thực sự hiệu quả là khi học sinh thẩm thấu, hiểu được vấn đề và tự ghi chép lại. Chỉ khi tự ghi chép thì các bạn mới nhớ kiến thức sâu và lâu.

Thứ sáu, hệ thống lại kiến thức theo giai đoạn

Sau một tuần, một tháng hay một học kỳ, các bạn tổng hợp lại xem những kiến thức trọng tâm giai đoạn đó là gì, mình đã nắm được gì, cần cải thiện thế nào. Nên sử dụng sơ đồ tư duy hay kẻ bảng để hệ thống kiến thức khoa học, rõ ràng.

Thứ bảy, phản biện lại vấn đề

Không phải tất cả những gì trong sách giáo khoa và thầy cô chia sẻ, học sinh đều đồng nhất theo. Các bạn cần đặt lại câu hỏi, tranh luận để sáng tỏ vấn đề, từ đó tiếp thu kiến thức chính xác, nâng cao kỹ năng phản biện. Đây là điều học sinh giỏi văn cần đạt được.

“Để học tốt môn văn, đừng nghĩ đó là một bộ môn khó, mà hãy nghĩ rằng nó là bộ môn cần chinh phục. Cô tin với sự quyết tâm của học sinh và sự đồng hành của phụ huynh, các bạn có thể cải thiện nâng cao kết quả học tập môn học này” (cô Nguyễn Thị Thu Trang).

Để nâng cao kết quả học môn Ngữ văn, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo khóa học online môn Ngữ văn thuộc Chương trình Học tốt 2020-2021 tại HOCMAI. Chương trình Học tốt 2020-2021 được xây dựng bởi HOCMAI và những thầy cô tâm huyết, giàu kinh nghiệm, nhằm đồng hành giúp học sinh đạt kết quả cao không chỉ môn Ngữ văn mà cả những môn học khác từ lớp 6-9.

>>> Để nhận tư vấn về khóa học và đăng ký BÀI GIẢNG HỌC THỬ, phụ huynh học sinh điền thông tin tại: https://hocmai.link/Chinh-phuc-diem-cao-mon-Ngu-van

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.